Môi trường sinh vật và sự đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 55)

I. Hiện trạng môi trường ở Việt Nam

4. Môi trường sinh vật và sự đa dạng sinh học

Diện tích rừng và đất rừng ở nước ta hiện chiếm 19,2 triệu ha (chiếm 58,3% diện tích tự nhiên). Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi (khoảng 25 triệu ha), nên đất rừng thường có độ dốc lớn, dễ bị xói mòn, rửa trôi, dẫn đến có một diện tích đáng kể núi đá không có rừng che phủ. Diện tích rừng thực tế thường chỉ đạt trên dưới 30% (khoảng 10 triệu ha). Mặt khác, rừng nước ta là rừng nhiệt đới với chủng loại phong phú, phần lớn có tốc độ tăng trưởng và tái sinh nhanh nên tạo khả năng tốt phục hồi rừng. Ngoài ra nước ta có vùng biển rộng lớn và diện tích đáng kể các dạng mặt nước ngọt (ao, hồ, sông ngòi…) còn là nơi chứa một lượng lớn các loài sinh vật dưới nước.

Việt Nam là một quốc gia có đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới, với nhiều hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều gen quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do rừng tự nhiên và rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến làm thu hẹp nơi cư trú của nhiều giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức; tình trạng mua bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Để bảo vệ đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia hầu hết các

công ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học. Vì vậy, đến nay diện tích

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w