Tác động của môi trường đến đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

III. Thực trạng môi trường trong sự phát triển bền vững của Việt Nam

1. Tác động của môi trường đến đời sống xã hội

Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người. Con người tồn tại được là nhờ có bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và cảnh quan trong sạch, đẹp đẽ, không bị ô nhiễm. những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch, tươi đẹp, hài hòa thì mới đảm bảo chất lượng không gian sống cho con người. Nếu do nguyên nhân nào đó, chất lượng của không gian sống giảm đi, hay nói cách khác là bị ô nhiễm, thì sức khỏe, sự sống của con người trong môi trường đó tất yếu cũng bị hủy hoại.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được việc ô nhiễm môi trường trong những năm vừa qua đã tác động nguy hại như thế nào đối với sức khỏe con người ở nước ta, đặc biệt là đối với dân cư sống trong vùng bị ô nhiễm và

những người lao động phải sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm. Ai cũng biết sức khỏe là vốn quý nhất của con người, nhưng trong thực tế, các chương trình phát triển lại ít coi việc bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe là những vấn đề quan trọng. Theo số liệu của báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam năm 2000, do ô nhiễm bụi trong môi trường lao động quá cao nên tỷ lệ công nhân bị bệnh phổi silic ở một số ngành nghề rất cao, cụ thể: gần 39,9% ở ngành vật liệu chịu lửa; 27,7% ở ngành khai thác đá; 12,3% ở nhành khai thác than; 25,5% ở ngành đúc kim loại. Cũng theo kết quả khảo sát 275 doanh nghiệp thuộc các ngành như hóa chất, cơ khí, luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng cho thấy có 23% số cơ sở này có nồng độ các khí độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 50 lần, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp, về mắt, về hệ thần kinh…

Sự ô nhiễm trong môi trường nước cũng gây nguy hại đáng kể đối với sức khỏe con người. Các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm hiện nay vẫn là nguồn chính gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em Việt Nam… Bởi vậy, sự khan hiếm và ô nhiễm nước ngọt đang là vấn đề sinh thái – xã hội rất đáng lo ngại.

Sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta do chưa được gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường nên ngoài gây ô nhiễm do bụi, khí thải,… còn gây ô nhiễm do tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây tổn hại hệ thần kinh, trí tuệ, tình cảm và năng lực làm việc của con người. Kết quả khảo sát ở 11 cơ sở công nghiệp có mức ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, cho thấy tỷ lệ người bị điếc nghề nghiệp lên tới 11%.

Mặt khác sự ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn cũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Về cơ bản, nhiều bệnh tật ở các vùng nông thôn vẫn là các bệnh của thế giới lạc hậu. Vùng núi vẫn còn bị bệnh sốt rét, bướu cổ, suy dinh dưỡng và nhiều bệnh dịch khác… Môi trường thực phẩm vẫn còn nguy cơ bị ô nhiễm, còn có nhiều vu nhiễm độc thực phẩm tươi sống, dung phẩm màu trong thực phẩm. Việc ô nhiễm do dùng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ không những làm thay đổi môi trường sinh thái và các sinh vật sống trong nước mà còn gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Tóm lại, ô nhiễm môi trường đã gây ra nhiều hậu quả xấu đối với đời sống xã hội.

Về sức khỏe: Ô nhiễm môi trường làm cho sức khỏe của con người bị

ảnh hưởng nghiêm trọng, hạnh phúc của con người giảm xuống do ốm đau và chết yểu, do suy thoái của chất lượng không khí, nước và những nguy hiểm khác về môi trường. Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh các vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường vật lý. Mối liên quan giữa các chất gây ô nhiễm và sức khỏe bắt đầu được phát hiện thông qua những nghiên cứu về bệnh dịch xảy ra ở những nước có thu nhập cao, hậu quả của nó càng sâu rộng hơn ở những nước có thu nhập thấp, nơi người dân có mức sống và trình độ dân trí thấp hơn.

Về tiện nghi sinh hoạt: Phong cảnh đẹp hoặc một không gian trong

sạch và yên tĩnh sẽ bổ sung cho chất lượng cuộc sống của con người. Như vậy sự suy giảm môi trường làm tổn thương đến tiện nghi của con người. Nếu môi trường trong sạch sẽ góp phần tạo ra những tiện nghi và những điều kiện sinh hoạt tốt cho con người, trên cơ sở đó con người phát triển toàn diện năng lực và thể chất của mình.

Một phần của tài liệu Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w