Duy trì nhân viên là tỷ lệ phần trăm số nhân viên còn lại trong một cơ quan, tổ chức. Nó cũng có nghĩa là cần ngăn nhân viên rời khỏi công ty, lưu giữ những cán bộ xuất sắc bằng sự bồi thường và đi kèm những lợi ích phù hợp với thị trường (Jack J Philips, 2000.)
Lý thuyết này được sử dụng để trả lời cho câu hỏi “Tại sao”, có nghĩa là, khi một công ty gặp vấn đề về nguồn nhân lực, tỷ lệ duy trì có thể là rất thấp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kết hợp lý thuyết này với việc xây dựng tỷ lệ doanh thu để đề ra các giải pháp tối ưu. Để giải quyết vấn đề nhân lực, ta cần giảm tỷ lệ doanh thu đồng thời tăng tỷ lệ duy trì.
Nguyễn Quốc Huy (2010) đã thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn cao học quản trị kinh doanh Việt Bỉ về duy trì nhân viên ở Công ty Đầu tư Tài chính HUDFIC.
“Để tỉ lệ nhân viên lưu lại cao và giảm tỉ lệ nhảy việc tại HUDFIC, điều quan trọng là phải tìm được lí do nhảy việc.” Đầu tiên, báo cáo đã đưa ra lí thuyết tổng quan về tình trạng nhảy việc. Về cơ bản, tác giả đã nêu 10 yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhân viên lưu lại công ty. Cuối cùng, bằng việc diễn dịch và phân tích từ việc phỏng vấn (bằng phiếu điều tra) những nhân viên bỏ việc và việc nghiên cứu thái độ làm việc trong công ty, tác giả đã tìm ra những yếu tố then chốt để nhân viên lưu lại công ty.
“Lương và phúc lợi là lí do chính của sự nhảy việc. Tìm được một công việc khác với lương cao hơn khiến nhân viên bỏ công việc hiện tại.”
“Cơ hội thăng tiến là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới quyết định đi hay ở. Chính sách thăng chức không được như kì vọng.”
“Tuyển dụng cũng là một trong những lí do nhảy việc bởi có sự bất đồng về yêu cầu của công ty và nhu cầu, thái độ với công việc của người lao động.”
Những phân tích về tỉ lệ lưu lại và rời khỏi công ty của nhân viên từ nghiên cứu nói trên rất thuận lợi cho nghiên cứu của chúng tôi, bởi HUDFIC cũng là một công ty nước ngoài, cùng lĩnh vực kinh doanh với EuroLand Hà Nội.