3.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực nguồn nhân lực
Theo Eduviet, nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trong nhất trong việc vận hành một công ty bởi nó là nhân tố then chốt tạo thành kinh doanh đồng thời cũng đại diện cho hoạt động của công ty đó. Một công ty sở hữu nguồn nhân lực tốt thì đã có 50% cơ hội thành công. Ngược lại, nếu công ty đó thiếu nhân lực, rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Để bổ sung kiến thức nền tảng về nhân lực và những vấn đề gặp phải khi thiếu nhân lực, chúng tôi đã tham khảo những tài liệu giáo trình và nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình. Chương này sẽ cung cấp một nền lý thuyết về nhân lực và quản lý nguồn nhân lực làm cơ sở cho các phân tích ở chương sau nhằm tìm ra những lý do có thể có đã dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự ở Euroland Hà Nội.
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Trong một tổ chức, công ty nhỏ thì trưởng bộ phận quản lý nhân sự có thể phải giải quyết tất cả mọi khía cạnh về công việc nhân sự. Nó đòi hỏi người phụ trách công việc này phải có một vốn kiến thức khá rộng. Trách nhiệm của trưởng phòng quản lý nhân sự khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của công ty.
Trong một tập đoàn lớn thì ban quản lý nhân sự hàng đầu thông thường phát triển và quản lý các chương trình, chính sách về nguồn nhân lực của công ty. Những chính sách này thường được thực thi bởi giám đốc hoặc người quản lý nhân sự, trong một vài trường hợp là giám đốc của các ngành có liên quan (Eduviet.vn, 2013).