Khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý HSBTDN, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 3.1. Thăm dò đánh giá tính cấp thiết của biện pháp quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
STT Biện pháp Tính cấp thiết Điểm TB Xếp hạng 1
Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện kinh tế- xã hội
2,8 1
2 Thực hiện thường xuyên công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh
2,7 3
3 Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý HSBTDN 2,51 4
4
Thực hiện đầy đủ các loại chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, HSBTDN và CB, GV,NV đang trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tại trường THCS có HSBTDN
2,48 5
5
Đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu về nơi ăn chốn ở, vui chơi và sinh hoạt cho học sinh BTDN. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực cho trường THCS có học sinh BTDN
2,47 6
6 Tổ chức hiệu quả hoạt động tăng gia sản xuất cải thiện
đời sống và môi trường sống cho HSBTDN 2,79 2
Trung bình 2,6
Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy:
CBQL của 6 trường THCS có HSBTDN ở huyện Tân Sơn đều đánh giá các biện pháp đưa ra là rất cấp thiết (điểm TB nằm trong thang khoảng đánh giá từ 2,33 đến 3,0 điểm). Mức độ điểm TB được đánh giá giữa các BP không có sự chênh lệch lớn. Biện pháp 1 có mức độ đánh giá điểm cấp thiết nhất với điểm TB là 2,8 điểm (xếp thứ nhất). Biện pháp 6 xếp thứ 2 với số điểm TB là 2,79. Biện pháp 2 xếp thứ 3 với số điểm TB là 2,7. Biện pháp 3 xếp thứ 4 với số điểm TB là 2,51. Biện pháp 4 xếp thứ 5 với số điểm TB là 2,48. Như vậy các CBQL
đã cho rằng BP: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện kinh tế- xã hội ĐBKK là biện pháp cốt lõi trong quản lí HSBTDN ở trường THCS có HSBTDN.
Từ kết quả phân tích ở trên ta có biểu đồ như sau:
Biểu đồ 3.1. Mô tả tính cấp thiết của các biện pháp quả lý HSBTDN 3.3.2. Tính khả thi
Khảo sát về tính khả thi của các BP quản lý HSBTDN, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 3.2. Thăm dò đánh giá tính khả thi của biện pháp quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
STT Biện pháp Tính khả thi Điểm TB Xếp hạng 1
Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện kinh tế- xã hội
2,73 1
2 Thực hiện thường xuyên công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh
2,67 3
3 Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý HSBTDN 2,70 2
4
Thực hiện đầy đủ các loại chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, HSBTDN và CB, GV,NV đang trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tại trường THCS có HSBTDN
2,65 4
5
Đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu về nơi ăn chốn ở, vui chơi và sinh hoạt cho học sinh BTDN. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực cho trường THCS có học sinh BTDN
2,57 6
6
Tổ chức hiệu quả hoạt động tăng gia sản xuất cải
thiện đời sống và môi trường sống cho HSBTDN 2,63 5
Trung bình 2,66
Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy, CBQL của 6 trường THCS có HSBTDN ở huyện Tân Sơn đều đánh giá các biện pháp đưa ra là rất khả thi (điểm TB nằm trong thang khoảng đánh giá từ 2,33 đến 3,0 điểm). Mức độ điểm TB được đánh giá giữa các biện pháp không có sự chênh lệch lớn. Những người được hỏi đều đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp. Điểm TB đều đạt từ
2,57 đến 2,73 điểm. Biện pháp 1 có mức độ đánh giá điểm khả thi với điểm TB là 2,73 điểm (xếp thứ nhất). Biện pháp 3 xếp thứ 2 với số điểm TB là 2,70. Biện pháp 2 xếp thứ 3 với số điểm TB là 2,67. Biện pháp 4 xếp thứ 4 với số điểm TB là 2,65. Biện pháp 5 xếp thứ 6 với số điểm TB là 2.57.
Như vậy, với sự đánh giá ở trên đã phản ánh sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HSBTDN. Những biện pháp có tính cấp thiết thì đồng thời cũng là biện pháp có tính khả thi.
Từ kết quả đó ta có biểu đồ 3.2 như sau:
Biểu đồ 3.2. Mô tả tính khả thi của các biện pháp quả lý HSBTDN 3.3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi
Để xác định hệ số tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các BP quản lí HSBTDN, tác giả lập bảng tính như sau: Ta có:
r = 1 – 2 2 6 ( 1) D N N
Dựa vào bảng số liệu ta tính được hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh (X- Y)2 bằng 14. Ta quy ước số biện pháp quản lí là 6. Thay vào công thức trên ta tính được hệ số tương quan là
r = 1 – 6.142
6.(6 1) = 0,6
Vậy hệ số tương quan r = 0,6 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.
Bảng 3.3. Xác định hệ số tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các BP quản lí HSBTDN STT Biện pháp Điểm TB tính cấp thiết Thứ bậc (X) Điểm TB tính khả thi Thứ bậc (Y) (X- Y)²
1 Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện kinh tế- xã hội
2,8 1 2,73 1 0 2 Thực hiện thường xuyên công tác tham mưu với cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh
2,7 3 2,67 3 0
3 Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý HSBTDN 2,51 4 2,70 2 4 4 Thực hiện đầy đủ các loại chế độ chính sách đối với học
sinh dân tộc, HSBTDN và CB, GV,NV đang trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tại trường THCS có HSBTDN
2,48 5 2,65 4 1 5 Đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu về nơi ăn
chốn ở, vui chơi và sinh hoạt cho học sinh BTDN. Xây dựng trường học tập thân thiện, học sinh tích cực cho trường THCS có học sinh BTDN
2,47 6 2,57 6 0
6 Tổ chức hiệu quả hoạt động tăng gia sản xuất cải
thiện đời sống và môi trường sống cho HSBTDN 2,79 2 2,63 5 9
Tổng 2,63 2,66 14
Vậy hệ số tương quan r = 0,6 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.
Vậy hệ số tương quan r = 0,6 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.
Từ kết quả đó ta có biểu đồ như sau:
Biểu đồ 3.3. Mô tả về tương quan của tính cấp thiết và tính khả thi trong 6 biện pháp quản lý HSBTD
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tất cả các biện pháp nêu trên là một hệ thống các tác động quản lý nhằm tạo ra các yếu tố cấu thành quản lý trường HSBTDN ở trường THCS, Đồng Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đồng thời làm cho các yếu tố đó có ranh giới vận động, phát triển và tác động tương hỗ lẫn nhau một cách chặt chẽ. Các biện pháp pháp quản lý HSBTDN nêu trên như là một thực thể thống nhất, chúng vừa là điều kiện, nhưng vừa là hệ quả của nhau, không tách rời nhau. Do yêu cầu nhiệm vụ đặt ra một cách trực tiếp và trong từng thời điểm thực tiễn cụ thể, chúng ta có thể tập trung áp dụng vào từng biện pháp ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung, trong nhận thức cũng như hành động, các biện pháp quản lý HSBTDN cần phải được chú ý triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên thì mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống biện pháp, giúp cho hiệu quả quản lý đạt mục tiêu đã dự kiến.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực tế nhận thức, quản lý HSBTDN tại Trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã xây dựng 06 biện pháp quản lý HSBTDN, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà nhà trường đang bộc lộ. Các biện pháp quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đề xuất đã được tiến hành khảo nghiệm trên đối tượng là 13 CBQL của 6 trường THCS, TH&THCS có loại hình HSBTDN tại huyện Tân Sơn Sơn, tỉnh Phú Thọ nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp, qua đó làm cơ sở khoa học giúp nhà trường có thể vận dụng vào thực tiễn trong thời gian gần nhất.
Các biện pháp đề xuất ở trên, tuy không phải hoàn toàn mới mẻ, có những biện pháp nằm trong kế hoạch của Bộ GD&ĐT nhưng vấn đề cốt lõi là nó có thể áp dụng vào tình hình thực tế ở Trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và các trường cùng loại hình BTDN có tính khả thi cao. Thực tế khảo nghiệm nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết nghiên cứu các biện pháp quản lý HSBTDN của tác giả, chắc chắn vẫn còn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển nội dung các biện pháp này ở nhà trường trong những năm học tiếp theo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trường THCS có HSBT dân nuôi là một đại diện cho loại hình giáo dục đặc thù ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Trường THCS có HSBTDN là trường THCS bình thường trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng có đặc điểm khác các trường THCS khác là phải thực hiện đông thời hai nhiệm vụ, nhiệm vụ GD và nhiệm vụ nuôi dưỡng. Thực hiện tốt công tác quản lý HSBTDN trong và ngoài nhà trường sẽ đem lại nhiều ý nghĩa chính trị - xã hội rất to lớn, tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhà ở cách xa trường, đường giao thông đi lại vất vả, HS đi học và không trở về nhà ngay trong ngày thuận lợi được, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tăng nguồn cán bộ trong tương lai cho địa phương. Đây là loại hình trường đã, đang và sẽ có chiều hướng phát triển tốt để đáp ứng nhu cầu nơi ăn, chốn ở, sinh hoạt và điều kiện học tập đối vơi con em dân tộc tiểu số vùng sâu vùng xa ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn của huyện miền núi nằm trong số 62 huyện nghèo nhất của cả nước.
Tiến hành nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực trạng quản lý HSBTDN của các đối tượng nghiên cứu, khảo sát tại trường THCS Đồng Sơn và các trường THCS,TH&THCS có HSBTDN, đã cho phép tác giả xác định và đề xuất các biện pháp quản HSBTDN tại trường THCS Đồng Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ như sau:
1. Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện kinh tế- xã hội;
2. Thực hiện thường xuyên công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh;
3. Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý HSBTDN Đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu về nơi ăn chốn ở, vui chơi và sinh hoạt cho học sinh BTDN;
4. Thực hiện đầy đủ các loại chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, HSBTDN và CB, GV,NV đang trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tại trường THCS có HSBTDN;
5. Đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu về nơi ăn chốn ở, vui chơi và sinh hoạt cho học sinh BTDN. Xây dựng trường học tập thân thiện, học sinh tích cực cho trường THCS có học sinh BTDN;
6. Tổ chức hiệu quả hoạt động tăng gia sản xuất cải thiện đời sống và môi trường sống cho HSBTDN.
Các biện pháp quản lý HSBTDN nêu trên, chỉ được thực hiện hiệu quả khi các điều kiện về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, đội ngũ, các điều kiện khác được đảm bảo cũng như có sự tham gia tích cực và trách nhiệm của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.
Để duy trì ổn định và phát triển Trường THCS, TH&THCS có HSBTDN, đề xuất các cấp có thẩm quyền: Ban hành qui chế hoạt động của đối với Trường THCS, TH&THCS có HSBTDN, có các văn bản qui định về chế độ chính sách đối với CBQL, GV, học sinh phù hợp và rõ ràng. Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường một cách đồng bộ. Bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy - học, hoạt động văn hóa, TDTT, tăng gia cải thiện cuộc sống và phải được đầu tư theo hướng hiện đại. Huy động được sự tham gia tích cực của các Cấp ủy Đảng, chính quyền và ban ngành đoàn thể của địa phương và đặc biệt là cộng đồng dân cư đối với công tác XHHGD để xây dựng cũng như đồng trách nhiệm trong công tác quản lý HSBTDN.
Kết quả thăm dò tính cấp thiết và khả thi đối với các biện pháp quản lý HSBTDN đề xuất nhằm hoàn thiện Biện pháp quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn. Qua lấy ý kiến của CBQL tại các nhà trường cho thấy: Các biện pháp quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đều tập trung vào những vấn đề cốt lõi của BTDN, đây là các biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao, cần sớm được triển khai trong thực tiễn quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ và có thể áp dụng quản lý ở các trường THCS, TH&THCS có HSBTDN trong địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2. Khuyến nghị
2.1. Với UBND Huyện Tân Sơn
- Tăng cường đầu tư xây dựng nhà trường, đầu tư trang thiết bị theo chuẩn của Bộ GD&ĐT và từng bước hiện đại hoá nhà trường;
- Có chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ và năng lực đến công tác tại trường để đảm bảo đầy đủ và ổn định đội ngũ trong tổ chức bộ máy nhà trường, giúp quản lý nhà trường sắp xếp bố trí thuận lợi;
- Hỗ trợ kinh phí phục vụ ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho học sinh BTDN đúng đủ và kịp thời để giảm bớt những gánh nặng cho phụ huynh học sinh và nhưng khó khăn của nhà trường khi tổ chức thực hiện;
- Có chính sách hỗ trợ cụ thể cho CB, GV, NV ở trường THCS có học sinh BTDN để họ yên tâm công tác;
2.2. Với Phòng GD&ĐT Tân Sơn
- Cần sớm tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo công tác quản lý các trường THCS, TH&THCS có học sinh nội trú dân nuôi thống nhất đồng bộ từ xã đến huyện.
- Đề xuất các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí đầu tư CSVC phục vụ cho khu BSBTDN và các trang thiết bị phục vụ dạy và học của nhà trường đảm bảo;
- Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên về công tác giáo dục dân tộc, quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở các trường THCS, TH&THCS trong huyện;
- Triển khai các chương trình hành động và xây dựng các đề án trong công tác giáo dục dân tộc;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện và chuyên đề để kịp thời điều