Nghĩa thực tiễn đối với học sinh dân tộc ở vùng có điều

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 38)

kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Xuất phát từ đặc điểm vị trí địa lý và địa hình miền núi đi lại gặp khó khăn nguy hiểm, sự phân bố dân cư rải rác, phong tục tập quán canh tác của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số là chủ yếu dựa vào rừng nên họ phải sống xa mới có thể thích ứng. Học sinh dân tộc thiểu số phải chịu nhiều thiệt thòi từ điều kiện kinh tế gia đình nghèo, hằng ngày các em phải đi bộ hơn chục km đường rừng qua đèo dốc, sông suối để đến trường. Có những học sinh, do không đủ điều kiện nên phải bỏ học giữa chừng hoặc thường xuyên nghỉ học dài ngày để ở nhà phụ giúp gia đình lao động kiếm sống. Biện pháp trường THCS có HSBTDN đã khắc phục được một phần cơ bản khó khăn trở ngại cho các em. Bên cạnh sự chu cấp của gia đình, các em còn nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước thông qua chế độ chính sách dân tộc để các em có điều kiện về sinh hoạt và học tập, từ đó giảm bớt những gánh nặng cơm áo cho gia đình các em.

BTDN tập trung tại trường, HS không phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, sức khoẻ để học tập và các em còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được tham gia các hoạt động VHVN - TDTT vui chơi bổ ích và LĐSX tăng gia cải thiện cuộc sống BT,... từ đấy các em cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập. Biện pháp quản lý HSBTDN tốt cũng là góp phần nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV với học sinh. Bởi lẽ, với phụ huynh HSBTDN đưa con em vào nhà trường ở BTDN là “trăm sự nhờ thầy cô dạy

bảo…”. Khó khăn đối với GD miền núi còn rất nhiều, song biện pháp quản lý HSBTDN cho thấy sựt phù hợp đối với những trường THCS, TH và THCS vùng sâu vùng xa trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần tiếp tục quan tâm phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)