Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 74)

2.4.2.1. Điểmyếu

Cơ sỏ vật chất chung của nhà trường, cơ sở vật chất để phục vụ cho HSBTDN còn thiếu và yếu nên đã gây khó khăn cho việc bố trí nơi ăn, chốn ở và sinh hoạt cho học sinh. Đội ngũ giáo viên chiếm đại đa số là người ở vùng xuôi lên công tác tại xã miền núi có dân số chiếm hơn 90% là người dân tộc thiểu số. Tuổi đời còn trẻ, số năm kinh nghiệm công tác ít, giao tiếp bằng tiếng dân tộc, sự hiểu biết về phong tục tập quán và tâm sinh lý HSBTDN hạn chế, cho nên chất lượng của công tác BTDN có sự ảnh hưởng nhất định. Việc phân công CB,GV, NV làm công tác kiêm nhiệm BTDN gặp khó khăn khi chưa có chế tài và chế độ chính sách đặc thù của Nhà nước hỗ trợ.

Học sinh dân tộc thiểu số có nhận thức chậm và không đồng đều ngay giữa các khu vực hành chính trong địa bàn xã. Số lượng HSBTDN đông, ở cả trong trường và các khu vực ngoài nhà trường nên việc theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ học tập và các hoạt động GD khác của hiệu trưởng bị hạn chế dẫn đến chất lượng GD toàn diện của một số học sinh BTDN đạt thấp.

Nền nếp ăn ở, sinh hoạt và học tập của một bộ phận HSBTDN chưa có quy củ nên công tác quản trú đảm bảo an ninh trật tự trong ký túc xá thường xuyên gặp khó khăn.

Sự tham gia quản lý GD của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường còn mờ nhạt và kém hiệu quả.

Chế độ chính sách hỗ trợ học sinh về tiền ăn chưa đủ để chi phí đảm bảo trong tháng và thường bị chi trả chậm muộn nên khó khăn cho ban quản lý bán trú trong việc tổ chức thực hiện chế độ và khẩu phần ăn hàng ngày cho HS.

2.4.2.2. Nguyên nhân

cho mô hình trường THCS,TH&THCS có HSBTDN. Tổ chức loại hình BTDN trong nhà trương mới dừng lại ở sự bàn bạc, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh học sinh có con em ở BTDN;

- Tuy đã có sự hỗ trợ của Nhà nước về chế độ chính sách nhưng mới dừng lại cho đối tượng HSBTDN. Trong khi đó CB, GV, NV tham gia công tác quản lý và tổ chức công tác thì chưa được quan tâm hỗ trợ. Họ đã phải làm việc như các CB, GV, NV ở những trường bình thường khác nhưng họ còn phải rất vất vả trong công việc kiêm nhiệm BTDN, nên hiệu quả công tác đạt được chưa cao;

- Đầu tư xây dựng CSVC của Nhà nước cho trường THCS TH&THCS có loại hình BTDN chưa được chú trọng;

- Quy chế phối hợp trong quản lý và tổ chức các hoạt động của BTDN còn khá lỏng lẻo, chủ yếu là giao phó cho nhà trường công việc này;

- Sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý giáo giục chưa thường xuyên và chưa coi quản lý HSBTDN là tiêu chí để đánh giá nhà trường trong năm học.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung của chương 2, tác giả tập trung chủ yếu vào công việc khảo sát thực tiễn đối với những vấn đề về: Nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên; Nhận thức của CBĐP, PHHSBTDN, HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn. Bên cạnh đó tác giả khảo sát thêm các trường THCS, TH&THCS có HSBTDN tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ về vị trí, vai trò của BTDN để làm điểm tựa cho vấn đề nghiên cứu thực trạng ở trường THCS Đồng Sơn; Sự đánh giá của PHHSBTDN và HSBTDN về hiệu quả và mức độ đáp ứng của BTDN ở trường THCS Đồng Sơn; Đánh giá của cán bộ phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn về thực trạng thực hiện các chức năng quản lý HSBTDN thông qua nội dung xây dựng kế hoạch, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của BTDN trong nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu chung và khảo sát thực tế trường THCS Đồng Sơn huyện Tân Sơn cho thấy, Quản lý HSBTDN cần phải được nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và khẳng định đó là một trong những công việc rất quan trọng của nhà trường được đánh giá như vấn đề mấu chốt trong các nội dung quản lý nhà trường trên địa bàn xã miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường THCS Đồng Sơn, các CBQL, GV và NV tuy đã nhận có thức tương đối đầy đủ về vị trí, vai trò của loại hình BTDN trong nhà trường, song do những nguyên khách quan và chủ quan khác nhau nên việc triển khai các chức năng quản lý từ công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động thực sự vẫn chưa được chú trọng và có sự quan tâm thỏa đáng. Những lý do ấy đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động GD khác cho HSBTDN.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng những vấn đề có liên quan đến quản lý HSBTDN, đánh giá được những điểm mạnh cần kế thừa để phát huy, khắc phục

những điểm còn tồn tại hạn chế, để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý HSBTDN phù hợp với thực tiễn của nhà trường, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc, từng bước đáp ứng yêu cầu định hướng đổi mới GD của ngành.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)