1.2.4.1. Quản lý hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú
Thực hiện theo nội dung quyết định số 49/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/2008. Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT của BGD&ĐT [8] đã ban hành Hệ thống trường PTDTNT bao gồm:
+ Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;
+ Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để đào tạo nguồn cán bộ là con em dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân Tỉnh có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; Bộ chủ quản có thể giao cho trường PTDTNT thuộc bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS.
1.2.4.2. Quản lý trường DTNT
- Hệ thống trường DTNT thuộc hệ thống trường phổ thông công lập, vì thế cho nên việc quản lý nhà trường DTNT được thực hiện theo sự phân cấp quản lý như sau:
+ Trường DTNT cấp huyện do phòng GD&ĐT quản lý.
+ Trường DTNT cấp tỉnh và trường DTNT cấp huyện có mở cấp THPT do Sở GD&ĐT quản lý.
+ Trường DTNT trực thuộc Bộ do Bộ chủ quản quản lý.
- Quản lý các trường DTNT nhằm tổ chức và điều khiển các hoạt động của nhà trường theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả tốt nhất, cụ thể:
- Mục tiêu: Nhằm tổ chức và điều khiển các hoạt động của nhà trường theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả cao nhất, đặc biệt là các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nội dung:
+ Thực hiện chương trình của trường phổ thông;
Lao động công ích, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh; + Nuôi dưỡng học sinh nội trú: bao gồm tổ chức bếp ăn tập thể đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế độ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe học sinh. Hoạt động nuôi dưỡng thực hiện công khai dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc.
1.2.4.3. Quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.
Hoạt động dạy và học
Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc.
Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng
1. Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh.
2. Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh.
thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu.
4. Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.
1.2.4.4. Trường THCS có học sinh bán trú dân nuôi
Là trường phổ thông công lập trong hệ thống GD quốc dân. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chung của một Trường THCS theo quy định của Điều lệ trường THCS, thì Trường THCS có HSBTDN còn phải đảm nhận nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng một lượng không nhỏ học sinh dân tộc thiểu số, con hộ nghèo sống ở các khu vực xa trường, giao thông đi lại khó khăn và nguy hiểm ở BTDN tại trường trong tuần và được sự hỗ trợ một phần tài chính của nhà nước hàng tháng theo năm học để phục vụ chi phí ăn, ở tại trường hoặc ở trọ nhà dân.
1.2.4.5. Học sinh bán trú dân nuôi
Học sinh bán trú dân nuôi là khái niệm chỉ đối tượng học sinh đang học tại các trường Trường THCS, TH và THCS có HSBTDN ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Học sinh BTDN được hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền ăn cho một tháng và 10% mức lương tối thiểu/ tháng/ 1 HS để hộ trợ tiền ở đối với HSBTDN phải thuê trọ bên ngoài nhà trường khi ở BTDN (Vận dụng một phần của QĐ 85/QĐ – Thủ tướng Chính phủ năm 2010)
1.2.4.6. Quản lý HSBTDN ở trường THCS
Trường THCS có HSBTDN vốn là hình thức tổ chức có tính tự phát cho phù hợp với đặc điểm địa phương, khu vực ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong các huyện nghèo miền núi theo quy định của nhà nước, nơi mà học sinh không thể đi học và trở về ngay trong ngày thuận lợi được do đường giao thông xa, qua sông, suối và dốc đồi trở ngại. Mô hình Trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát
vào cuối những năm 1950 của thế kỷ trước và nhân rộng trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tại các tỉnh miền núi của nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặc dù chưa có các văn bản pháp lý của Nhà nước, ngành quy định về loại hình bán trú dân nuôi, nhưng trong thực tế thì nhà Trường THCS có HSBTDN này vẫn tồn tại trong các trường THCS, TH&THCS ở miền núi như một nhu cầu tất yếu đối với thực tiễn GD vùng dân tộc của nước ta. Chính vì vậy, bên cạnh việc quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động GD khác, các nhà trường có loại hình HSBTDN còn phải thực hiện công tác quản lý HSBT thông qua các nội nội dung như học tập tự quản, chăm sóc, nôi dưỡng và tổ chức các hoạt động GD khác (GDGT,KNS,…) cho số lượng lớn học sinh như một trường PT dân tộc nội trú THCS của huyện ngay trong nhà trường hoặc trong các khu vực dân cư mà có HSBTDN ở trọ.
Gọi là HSBTDN là để phân biệt với học sinh ở trường DTNT, học sinh DTBT vì đối với đối tượng HS này đã được Nhà nước quy định rõ và có chế độ nuôi dưỡng và hỗ trợ cao hơn. Còn HSBTDN là đối tượng HS do cha mẹ các em phối hợp với nhà trường cùng tổ chức vào đầu mỗi năm học nhằm giải pháp duy trì sỹ số, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học.
Kể từ năm học 2011 – 2012 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho HSBTDN (bằng 40% mức lương cơ bản). Còn đối với CBQL, GV, NV ở trường có loại hình BTDN tham gia quản lý, tổ chức các hoạt động cho các em là công việc kiêm nhiệm chưa có sự hỗ trợ, phụ cấp. Cho nên nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong bố trí đội ngũ làm kiêm nhiệm để quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho HSBTDN hàng ngày.
Sự phát triển trường/ lớp theo loại hình BTDN tự phát như là một tất yếu của lịch sử GD miền núi. Bởi, cùng với sự đổi mới và phát triển của GD thì số lượng học sinh có nhu cầu ở BTDN ngày tăng thêm, nên nhu cầu phát triển trường lớp BTDN cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với các nhà trường ở miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội.