cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh
3.2.2.1. Mục đích ý nghĩa
dục đối với các cấp quản lý Nhà nước về giáo dục. Tham mưu để hiến kế, để đề xuất những nhu cầu cấp thiết của tổ chức nhằm làm cho các nhà quản lý, lãnh đạo cấp trên nắm bắt kịp thời những công việc đang diễn ra ở cơ sở, qua đó, kiểm tra, xem xét và có quyết định quản lý phù hợp thực tiễn và nhu cầu thiết yếu của cơ sở. Từ đó tạo cơ sở, điều kiện để huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Đây được coi là việc làm thường xuyên của người hiệu trưởng trong nhà trường đặc biệt là đối với công tác quản lý học sinh bán trú dân nuôi.
3.2.2.2. Nội dung
- Đối với UBND huyện Tân Sơn
+ Tham mưu với phòng tài chính kế hoạch, Phòng kinh tế hạ tầng đầu tư CSVC phục vụ nhà ở, nhà ăn, công trình nước sạch, khu vệ sinh và các vận dụng phục vụ cho HSBTDN;
+ Tham mưu với Phòng GD&ĐT, Phòng nội vụ để biên chế đảm bảo đầy đủ CB, GV, NV thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường và có nhân lực để tham gia công tác BTDN trong và ngoài nhà trường.
- Đối với chính quyền địa phương
- Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo về công tác HSBTDN trong nhà trường gồm các thành phần sau:
Lãnh đạo UBND làm trưởng ban, hiệu trưởng trường THCS, TH&THCS có HSBTDN làm phó ban thường trực, Hội trưởng CMHS làm phó ban, các thành viên gồm: Ban chấp hành công đoàn, Đoàn TN, trạm y tế, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Ban công an xã, trưởng bản, già làng có uy tín tham gia;
- Tham mưa về nội dung, tiêu chí xét chọn học sinh BTDN vào đầu năm học và công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn cho trường học và khu lưu trú của HSBTDN;
trường làm khu vực vườn, ao, chuồng cho HSBTDN lao động tăng gia cải thiện cuộc sống;
- Tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng hương ước, qui ước... về công tác giáo dục, khuyến học trong cộng đồng dân cư;
- Hàng năm tổ chức các hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, khen thưởng những khu dân cư, hộ gia đình và tổ chức, cá nhân có thành tính xuất sắc trong công tác giáo dục, quản lý HSBTDN trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội;
- Huy động sự ủng hộ tài lực, vật lực, nhân lực của xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn vào xây dựng trường lớp, trang thiết bị và các điều kiện sinh hoạt, học tập cho các em HSBTDN. Công tác quản lý nhà trường cần tham mưu cho Ban chỉ đạo xã và phối hợp giữa Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, cộng đồng dân cư, các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương, theo qui trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Công tác chuẩn bị (Ban giám hiệu xác định các bên liên quan
và thành viên tích cực trong ban đại diện Hội cha mẹ học sinh và cộng đồng)
- Bước 2: Tổ chức họp bàn (Bàn bạc giữa các bên liên quan về trách nhiệm trong phối hợp quản lý, xây dựng cơ chế quản lý và giám sát)
- Bước 3: Tổ chức thực hiện (Thực hiện quản lý theo nội quy, hàng tháng
họp mặt để cung cấp thông tin phản hồi và điều chỉnh)
- Bước 4: Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá (Đánh giá hiệu quả của công tác phối hợp, những ưu điểm, nhược điểm đồng thời chỉnh lý bổ xung qui chế phối hợp, cơ chế giám sát và xây dựng kế hoạch phối hợp cho năm học tới)
- Đối với các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác
Để huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương trước hết phải nâng cao nhận thức về vai trò của nhà trường, vai trò của cộng đồng trong công tác giáo dục HSBTDN tại địa phương. Nâng cao nhận thức về kết quả và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công
công tác dạy và học. Từng bước nâng cao hiểu biết những kết quả, những đóng góp của trường THCS có HSBTDN trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làm rõ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương trong công tác quản lý. Còn đối với nhà trường, cần chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên và HSBTDN theo quy định.
3.2.2.3. Điều kiện và cách thức
- Phải bám sát hệ thống văn bản thể hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về chính sách giáo dục dân tộc để tổ chức thực hiện như:
+ Nghị định 19/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 61/2006/ NĐ – CP.
+ QĐ 85/QĐ - CP (2010).
- Xây dựng tờ trình, báo cáo sát thực tế của nhà trường và nhu cầu cấp thiết của công tác quản lý HSBTDN đối với các cấp quản lý ở địa phương và với UBND huyện; - Tổ chức các hội nghị đầu năm học, tổng kết năm học có sự tham gia của các Ban ngành, Đoàn thể, Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn và các bậc phụ huynh HSBTDN. Trong hội nghị, cần thảo luận phân tích các mặt đã đạt được, mặt còn tồn tại của công tác quản lý, thực hiện chế độ và giáo dục HSBTDN.
- Tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân thấy được vai trò của giáo dục, vị trí, vai trò loại hình BTDN cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phối hợp với cán bộ tư pháp xã, với đài phát thanh xã, các khu hành chính trong xã phổ biến luật và giáo dục pháp luật tới các bản, khu dân cư như, Luật GD, Luật bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Công ước quốc LHQ về quyền trẻ em, Luật ATGT,… để nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ thực hiện. Xác định vị trí, vai trò của các lực lượng giáo dục trong quá trình phối hợp theo mô tả của sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1. Mô tả mối quan hệ của các lực lượng trong giáo dục HSBTDN