Đánh giá thực trạng quản lý HSBTDN tại trườngTHCS Đồng

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 69)

Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1.Thực trạng học sinh BTDN

Thực trạng về học sinh BTDN ở trường THCS Đồng Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có số lượng chiếm 50% số học sinh toàn trường. Các em đều là học sinh con hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số sống trong các thôn bản cách xa nhà trường hàng chục km. Đi học và ở BTDN, các em đã được gia đình, nhà trường họp bàn và thống nhất bố trí chế độ ăn tập trung và nơi lưu trú trong cả năm học. Do điều kiện cơ sở vật chất về chỗ ăn ở, sinh hoạt của nhà trường còn thiếu thốn, chế độ hỗ trợ của nhà nước có hạn và hay chậm muộn nên các em gặp nhiều khó khăn. Hàng ngày, sau buổi học trên lớp theo thời khóa biểu chính khóa, các em được nhà trường phân công cán bộ, giáo viên và nhân viên hướng dẫn tự học tại khu ở theo nhóm nhỏ với hình thức tự quản. Ở BTDN tập trung, về cơ bản các em có ý học tập và tổ chức kỷ luật tốt, song nhiều HSBTDN chưa thực sự tích cực trong học tập, rèn luyện như còn trốn học, bỏ giờ, gây mất trật

tự trong nhà trương vào các buổi tối và giờ học tự quản… Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập, rèn luyện của các em trong năm học.

2.3.2.2.Thực trạng về cơ chế tổ chức quản lí

Cơ chế chính sách cho trường THCS Đồng Sơn đã được các cấp quản lý giáo dục ban hành đầy đủ như những trường THCS trong hệ thống GD quốc dân (Luật GD, Điều lệ trường THCS). Tuy nhiên đối với trường THCS Đồng Sơn là trường đóng trên địa bàn của xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ theo quy định của nhà nước. Do địa bàn rộng, địa hình đồi núi khó khăn, có nhiều khu, bản ở xa trung tâm xã hàng chục km. Vì vậy học sinh ở bậc mầm non và tiểu học đã được tạo điều kiện học ở các điểm trường lẻ, các lớp học ngay tại thôn, bản (lớp cắm bản). Còn học sinh bậc học THCS phải tập trung về học tại trường ở trung tâm của xã và ăn, ở tại trường như học sinh của một trường DTNT hay trường PTDTBT. Nhưng do trường THCS Đồng Sơn không phải là trường DTNT, cũng không phải là trường PTDTBT nên chưa có cơ chế, chính sách đặc thù nào cho loại hình BTDN tự phát mà nhà trường đang thực hiện. Cho nên công tác quản lý HSBTDN gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Vì tất cả công tác đối với HSBTDN chỉ dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất của nhà trường và PHHS trên cơ sở sự hỗ trợ một phần kinh phí của của nhà nước (theo QĐ 85/QĐ-TTCP năm 2010).

2.3.2.3.Thực trạng về năng lực tổ chức quản lý

Bảng 2.8. Thống kê tình hình đội ngũ CBQL, GV, NV trường THCS Đồng Sơn

ND SL BC HĐ

Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ Dưới 30 Từ 30-40 Trên 40

SL % SL % SL % SL % SL %

CBQL 2 2 10.0 0 0 0 0 1 50 1 50

GV 20 14 6 9 45 11 55 11 55 7 35 2 10

NV 2 1 1 1 50 1 50 1 50 1 50 0 0

cấu, số lượng CBQL, GV, NV để đáp ứng nhiệm vụ quản lý, giảng dạy, giáo dục của một trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhưng do nhà trường có loại hình trường THCS có HSBTDN, trong trường thường xuyên có vài chục HS ăn, ở tại trường nên số lượng CBQL, GV và nhân viên nhà trường hiện tại chưa đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cán bộ quản lý có hai người vừa quản lý mọi hoạt động chung, hoạt động chuyên môn của nhà trường, xây dựng kế hoạch, quản lý đời sống, nền nếp của HSBT dân nuôi vì vậy lượng công việc nhiều và chồng chéo nên việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá nhiều khi chưa được cụ thể, sâu sát, kết quả công việc chưa tốt, còn nhiều hạn chế.

Giáo viên, nhân viên vừa làm công tác giảng dạy, giáo dục, công tác hành chính vừa quản lý HSBTDN, trong khi đó trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc thì tương đối đảm bảo, nhưng trình độ tổ chức, quản lý đời sống cho một số lượng lớn học sinh là người DTTS thì không phải GV, NV nào cũng làm được. Bảng số liệu trên cũng cho thấy trường có hơn 50% GV, NV là nữ và cũng hơn 50% GV, NV ở độ tuổi dưới 30 đây là độ tuổi tương đối trẻ, nhưng cũng là độ tuổi xây dựng gia đình và nuôi con nhỏ vì vậy phân công quản lý HSBTDN vào một số khoảng thời gian còn gặp khó khăn (quản lý việc tự học, an ninh trật tự vào ban đêm…)

CBQL, GV, NV đa số là người các địa phương khác đến công tác, thời gian công tác tại địa bàn chưa dài nên việc nghe, nói tiếng các dân tộc, hiểu về các tập tục của địa phương, tâm sinh lí của các em HSDT còn hạn chế, điều này cũng làm giảm năng lực tổ chức, quản lý HSBTDN của CBQL, GV, NV.

Thực trạng về năng lực tổ chức, quản lý HSBTDN của trường THCS Đồng Sơn được các cấp quản lý GD, PHHS, HSBTDN đánh giá cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng thực hiện các chức năng quản lý học sinh BTDN tại trường THCS Đồng Sơn của CB phòng GD&ĐT huện Tân Sơn,

tỉnh Phú Thọ

Số

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý HSBTDN 0 3 37.5 4 50 1 12.5 2 Công tác tổ chức quản lý HSBTDN 0 4 50 2 25 2 25 3 Công tác chỉ đạo thực hiện quản lý HSBTDN 1 12.5 3 37.5 3 37.5 1 12.5 4 Công tác kiểm tra đánh

giá về quản lý HSBTDN 0 3 37.5 4 50 1 12.5

Bảng 2.9 cho thấy kết quả đánh giá các chức năng QL HSBTDN tại trường THCS Đồng Sơn của CB phòng GD&ĐT huyện như sau:

Điểm đánh giá cho mức độ Tốt chỉ chiếm trung bình là: 3.1%, điểm đánh giá cho mức độ Khá chiếm tỷ lệ 40.6%, đánh giá cho mức độ Trung bình chiếm tỷ lệ 40.6% và mức độ Yếu là 15.6%. Như vậy so sánh tương quan giữa các điểm đánh giá, chúng ta thấy, tỷ lệ điểm Tốt và khá chiếm 47,9%. Trong khi đó điểm Trung bình và điểm Yếu chiếm 56,2%. Chênh lệch tương quan là 8.3% nghiêng về điểm đánh giá thực trạng năng lực tổ chức, quản lý là TB và yếu. Đây là sự đánh giá khách quan của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp đối với công tác quản lý HSBTDN của nhà trường. Do đó, CBQL trường THCS Đồng sơn cần phải nỗ lực và tăng cường công tác quản lý quyết liệt hơn, sâu sát hơn và có sự điều chỉnh hài hòa giữa các chức năng để tạo tính đồng bộ trong hoạt động để sớm đem lại hiệu quả đích thực của quản lý cho HSBTDN.

2.3.2.4. Thực trạng về sự phối hợp giữa các lực lượng GD

Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường: bao gồm các cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ HS; Phụ huynh học sinh BTDN. Các lực lượng này tuy đã có quan tâm đến công tác quản lý HSBTDN nhưng chưa thường xuyên và chỉ tham gia khi nhà trường có việc cấp thiết và đề nghị giúp đỡ. Cụ thể như:

Chính quyền xã có tham gia vào công tác xét chọn HS đủ điều kiện ở BTDN, nhưng chỉ mới tham gia ở mức độ phê duyệt theo đề nghị của nhà trường chứ chưa thực sự vào cuộc trong các khâu của quá trình xét chọn, các lực lượng khác của địa phương như: lực lượng công an xã, Đoàn thanh niên cũng chỉ giúp đỡ khi nào nhà trường có đề nghị, còn trong kế hoạch, nội dung hoạt động của các cơ quan tổ chức này chưa có sự phối hợp đối với công tác quản lý HSBTDN. Hội cha mẹ HS có vai trò góp phần vào công việc bàn bạc, thống nhất xây dựng kế hoạch nhưng khá thụ động, các phụ huynh có con em ở BTDN đa số vẫn có tư tưởng ủy thác trách nhiệm “trăm sự nhờ thầy” trong chăm sóc và nuôi dưỡng và quả lý HSBTDN, vì vậy công việc quản lý HSBTDN gần như được giao phó cho nhà trường.

Đối với lực lượng GD trong nhà trường: Chi bộ Đảng, Hội đồng trường, BGH, Hội đồng sư phạm, các đoàn thể, cán bộ công nhân viên. Những thành phần của lực lượng GD này tuy đã tham gia vào quá trình quản lý ở những vị trí khác nhau, song do trình độ tổ chức, năng lực quản lý ở từng bộ phận phụ trách chưa có sự đồng đều, nhất là ở các giáo viên, nhân viên trẻ và mới về trường nhận công tác vì vậy chưa tạo được tính đồng bộ trong quản lý HSBTDN.

2.3.2.5. Thực trạng về chế độ chính sách, các điều kiện phụ vụ cho SNBTDN

Bảng 2.10. Bảng đánh giá của phụ huynh HSBTDN trường THCS Đồng Sơn về mức độ hiệu quả đem lại của BTDN trong nhà trường

Số

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 Bán trú dân nuôi đã góp phần làm giảm khó khăn trong việc đưa đón con em tới trường

2 1,9 64 59,2 39 36,1 3 2,8

2

Bán trú dân nuôi đã tạo được điều kiện tốt về nơi ăn, ở và học tập cho con em

4 3,7 59 54,6 45 41,7

3

HSBTDN được nhận hỗ trợ của nhà nước đã giảm bớt khó khăn kinh tế cho gia đình

58 53,7 47 43,5 3 2,8

4

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng HSBTDN của nhà trường đã làm cho gia đình yên tâm

5 4,6 62 57,4 38 35,2 3 2,8

5 Bán trú dân nuôi là môi trường giúp con em biết

tự lập sớm hơn 4 3,7 70 64,8 28 25,9 6 5,6 6 Bán trú dân nuôi con em có thêm nhiều kỹ năng

sống và mạnh dạn hơn

3 2,8 55 50,9 45 41,7 5 4,6

7

Tất cả phụ huynh đã yên tâm về sự đảm bảo an toàn cho con em khi ở BTDN trong và ngoài nhà trường

11 10,6 57 52,8 38 35,2 2 1,9

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy: đa sổ phụ huynh đánh giá “Tốt” và “Khá” ở nội dung 1 và 3, điều này cho thấy loại hình BTDN đã phần nào giảm bớt khó khăn về công sức cũng như khó khăn về tài chính đối với các gia đình có con ở BTDN, có được kết quả này phần lớn là nhờ thực hiện Quyết

định 85/QĐ-TTCP của Thủ tướng chính phủ năm 2010, hỗ trợ một phần chi phí cho HSBTDN ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Về chế độ đãi ngộ dành cho CBQL, GV, NV làm công tác quản lý HSBTDN, cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền, cũng chưa có chế độ đãi ngộ được thực hiện. Vì vậy việc phân công nhiệm vụ quản lý HSBTDN đang rất khó khăn bởi đều dựa vào tinh thần trách nhiệm và sự tự giác của đội ngũ. Trong khi đó việc quản lý HSBTDN phải thực hiện ở tất cả các khung thời gian chứ không chỉ ở khung giờ hành chính như các trường không có loại hình HSBTDN.

Bảng 2.11. Đánh giá của HSBTDN về mức độ đáp ứng của BTDN tại trường THCS Đồng Sơn Số TT Các nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1

Học sinh ở BTDN đã được nhà trường chăm só tốt về sức khỏe thông qua công tác khám chữa bệnh định kỳ và thường xuyên

64 59,2 39 36,1 5 4,6

2 HSBTB đã được nhà trường nuôi dưỡng hàng ngày đảm bảo về chế độ dinh dưỡng tốt hơn ở nhà

2 1,9 61 56,5 45 41,7

3 HSBTDN được nhà trường tổ chức để tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT thường xuyên

58 53,7 47 43,5 3 2,8

4 HS ở BTDN đã được nhà trường tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp về kỹ năng sống tốt

3 2,8 64 59,2 38 35,2 3 2,8 5 Công tác an ninh trật tự trong khu ở

của học sinh được đảm bảo an toàn 7 6,5 70 64,8 25 23,1 6 5,6 6 HSBTDN nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ, nhà trường và các cấp,

các ngành

6 5,6 55 50,9 43 39,8 4 3,7

7 HSBTDN được GD để biết lao động tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống hàng ngày.

Bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy chỉ có trung bình là 3,4% HS được hỏi đánh giá tốt về mức độ đáp ứng của BTDN tại trường THCS Đồng Sơn, có tới 3,0% đánh giá yếu về nội dung này. Như vậy có thể thấy nhà trường cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về cả vật chất và nhân lực để BTDN đạt được kết quả đánh giá đáp ứng tốt từ phía chính các học sinh BTDN đang lưu trú tại trường.

2.3.2.6.Thực trạng về chất lượng GD toàn diện HSBTDN

Bảng 2.12. Thống kê kết quả xếp loại Học lực của học sinh BTDN ở trường THCS Đồng Sơn Năm học Tổng số HSBTDN Xếp loại về Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013-2014 73 2 2.7 12 16.4 58 79.5 1 1.4 0 2014-2015 80 2 2.5 15 18.8 62 77.5 1 1.3 0 2015- 2016 108 4 3.7 21 19.4 82 75.9 1 1.0 0

Qua bảng thống kê trên cho thấy: cùng với số HS xếp loại học lực Khá và Giỏi thì số HS xếp loại học lực Trung bình và Yếu hàng năm vẫn còn khá cao (khoảng 80%). Kết quả phản ánh đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân đó có thể do điều kiện ăn, ở, học tập của các em còn chưa đảm bảo, việc học tập tự quản sau giờ chính khóa chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, nếu có đáp ứng đủ các điều kiện cơ sở vật chất, có đủ nguồn nhân lực để nuôi dạy các em thì kết quả này sẽ chắc chắn được nâng lên.

Bảng 2.13. Thống kê kết quả đánh giá chất lượng giáo dục hạnh kiểm của học sinh BTDN ở trường THCS Đồng Sơn

Năm học HSBTDN Tổng số Xếp loại về Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2013-2014 73 44 60,3 25 34.2 4 5,5 0 2014-2015 80 47 58,8 31 38,8 2 2.5 0 2015- 2016 108 51 47,2 56 51.9 1 0,9 0

Qua bảng thống kê kết quả xếp loại Hạnh kiểm hàng năm của HSBTDN cho thấy đa số các em được xếp loại hạnh kiểm Tốt và Khá, tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ nhỏ các em xếp loại Hạnh kiểm Trung bình, chỉ là tỉ lệ nhỏ (khoảng 5%), nhưng chính các em HS này thường xuyên làm cho việc thực hiện nội quy khu bán trú không tốt. Một số em còn vi phạm nội quy, gây ồn ào trong các giờ tự quản, phá hỏng thiết bị điện hoặc các vật dụng trong phòng ở, ban đêm trốn ra ngoài đi chơi điện tử, tự hái quả cây ở vườn nhà các hộ dân xung quanh trường,… Điều này đặt ra vấn đề là cần có đủ nhân lực để quản lí các em chặt chẽ hơn, cần có sự vào cuộc của các lực lượng giáo dục để giáo dục các em, cần chính quyền địa phương vào cuộc để quản lý giờ mở cửa của các quán kinh doanh dịch vụ Internet gần trường học.

2.3.2.7. Thực trạng về điều kiện tổ chức quản lí HSBTDN

Bảng 2.14. Tình hình cơ sở vật chất chung của trường THCS Đồng Sơn

STT Hạng mục, công trình Diện tích Quy hoạch (m², phòng) Đã xây dựng (m²)

1 Nhà điều hành 01 nhà Chưa xây dựng

2 Lớp học 12 phòng 08

2 Phòng học bộ môn 4 phòng Chưa xây dựng 3 Kho TBDH 01 phòng 01 phòng(54m2) 4 Thư viện 01 phòng 01 phòng (54m2) 5 Sân chơi bãi tập 1000m2 Chưa xây dựng

6 Ký túc xá 10 phòng Hiện HS đang ở tạm nhà công vụ của GV.

8 Phòng y tế 01 Chưa xây dựng

9 Nhà ăn cho HSBTDN 01 (200m) Chưa xây dựng 10 Khu tăng gia sản xuất 1000m2 300m2

11 Nhà bảo vệ 01 phòng Chưa xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)