Biện pháp 1: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 76)

động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động trường THCS, TH&THCS có HSBTDN dân nuôi là việc làm cấp bách, có ý nghĩa quyết định cho sự thành

công của trường THCS, TH&THCS có HSBTDN. Cơ cấu tổ chức bộ máy đồng bộ, đủ về số lượng cũng như chất lượng. Qui chế đưa ra chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng miền sẽ là điều kiện tiên quyết cho nhà trường có loại hình BTDN hoạt động có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung

- Quy chế cần tập trung quy định cụ thể các điều kiện về phân cấp quản lý, về nội dung hoạt động, biên chế đội ngũ CBQL, GV, NV, học sinh.

- Quy chế quy định rõ ràng các loại chế độ chính sách cho mô hình trường THCS, TH&THCS có HSBTDN như, chế độ hỗ trợ tiền ăn, các phí sinh hoạt cho học sinh trong một tháng; Tiền phụ cấp quản lý, trách nhiệm cho CB, GV, NV nhà trường trong tháng; Kinh phí đầu tư CSVC và chi thường xuyên cho các hoạt động GD chung của nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện

- Phải có khảo sát đánh giá của các cấp quản lý giáo dục về thực trạng, hiệu quả của loại hình BTDN;

- Nhà trường và địa phương xây dựng đề án về loại hình BTDN, trình các cấp có thẩm quyền xem xét

- Phải tham mưu và khuyến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh và qui chế hoạt động của nhà trường.

- Trường THCS có HSBTDN dân nuôi cần được ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích và mặt bằng đất. Được ưu tiên lựa chọn cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực, đủ số lượng biên chế.

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)