Biện pháp 3: Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý HSBTDN

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

3.2.3.1. Mục đích ý nghĩa

Các chức năng quản lý GD nói chung và trong quản lý HSBTDN nói riêng đều thể hiện hành động của người quản lý nhằm đưa nhà trường/ cơ sở GD đạt mục tiêu theo dự kiến.Thực hiện các chức năng quản lý HSBTDN đồng bộ, khoa học sẽ đem lại hiệu quả quản lý quan trọng, góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý chung của nhà trường thành công hơn và làm tăng sự tin tưởng của phụ huynh học sinh có con em ở BTDN tại trường. Đồng thời là yếu tố cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện các chức năng quản lý HSBTDN đồng bộ và thành công sẽ giúp người hiệu trưởng nhà trường có động lực để phát triển năng lực quản lý.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Công tác xây dựng kế hoạch

Thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý HSBTDN trong nhà trường là để sắp xếp nội dung công việc theo một quỹ thời gian nhất định. Trong bản kế hoạch hoạt động chung đòi hỏi phải được cụ thể hóa thành các kế hoạch chi tiết theo đầu việc đều tập trung đến hoạt động quản lý HSBTDN. Kế hoạch dự kiến thực hiện trong tương lai phải được dự trù tốt các điều kiện và nguồn lực để tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Vì công tác

Gia đình

Xã hội Nhà trƣờng

Học sinh bán trú dân nuôi

Quản lý HSBTDN có tính đặc thù cao, cho nên công tác kế hoạch càng phải chi tiết hóa rõ ràng.

- Thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý HSBTDN trong nhà trường: Bản kế hoạch hoạt động chung phải được cụ thể hóa thành các kế hoạch riêng theo nội dung công việc có liên quan đến hoạt động quản lý HSBTDN. Kế hoạch cần phải chi tiết từ nội dung khung thời gian, các điều kiện để thực tổ chức thực hiện và con người phụ trách. Quản lý HSBTDN có tính đặc thù cao, cho nên cần có rất nhiều kế hoạch nhỏ như:

- Kế hoạch hằng ngày: Thời gian tiến hành, nội quy, nền nếp học tập, sinh hoạt, chú ý nhất tới nền nếp học tập, đó là những quy định chung có tính bắt buộc được duy trì đều đặn, thường xuyên theo kỷ luật nhất định.

- Kế hoạch hàng tuần: sinh hoạt tập thể đầu tuần là hình thức sinh hoạt tập trung HSBTDN để ban quản lý bán trú phổ biến kết quả đánh giá hoạt động học tập rèn luyện tuần học trước và nội dung hoạt động tuần học mới, các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, sinh hoạt và tăng gia sản xuất.

- Kế hoạch năm học như:

+ Kế hoạch xét chọn HSBTDN vào đầu năm học;

+ Kế hoạch củng cố, bổ sung CSVC phục vụ cho HSBTDN;

+ Kế hoạch học tập tự quản sau giờ lên lớp trong thời gian buổi chiều và buổi tối ở khu ký túc xá cho HSBTDN;

+ Kế hoạch lao động tăng gia cải thiện đời sống HSBTDN; + Kế hoạch sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần cho HSBTDN; + Kế hoạch lao động vệ sinh nơi ăn, chốn ở khu ký túc xá HSBTDN; + Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong khu ký túc xá cho HSBTDN; + Kế hoạch sắp xếp, phân công CB, GV và NV phụ trách các công việc đối với cho HSBTDN;

+ Kế hoạch chi tiêu đảm bảo chế độ, khẩu phần ăn cho HSBTDN hàng ngày trong tháng và cả năm học;

+ Kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chế độ chăm sóc y tế cho HSBTDN;

+ Kế hoạch phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để quản lý HSBTDN;

+ Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động BTDN thường xuyên và định kỳ trong hoạt động của BTDN.

* Công tác tổ chức

Là chức năng tổ chức thực hiện công tác cụ thể. Đây là khâu quan trọng quyết định kết quả trực tiếp của bản kế hoạch quản lý. Ở chức năng này, người CB quản lý phải có sự lự chọn tốt về nhân sự, CSVC, các điều kiên và có sự phân bổ hợp lý, linh hoạt các nguồn lực để tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch có hiệu qủa qua từng nội dung công việc cụ thể. Trong công tác tổ chức, việc lựa chọn, sắp xếp nhân sự, việc phân phối các nguồn lực được xem là yêu tố quan hàng đầu. Đối với công tác tổ chức tại BTDN luôn đặt ra cho người quản lý sự thử thách về tất cả các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) bởi đây chưa phải là trường DTNT, cho nên CBQL nhà trường cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện kế hoạch công tác.

* Chức năng chỉ đạo

Được coi như là sự định hướng cho tổ chức đến một cái đích nhất định, do vậy người CBQL cần phải có tầm hiểu biết, sự trải nghiệm và năng lực lãnh đạo tổ chức thì mới có thể dẫn dắt tổ chức hoạt động đạt được mục tiêu quản lý. Còn nếu công tác chỉ đạo mà mờ nhạt thì việc giao việc, giao người quản lý, tham gia các hoạt động BTDN sẽ kém hiệu quả.

CBQL bám sát nội dung, thời gian kế hoạch để chỉ đạo cho tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nội dung công việc và tiến độ. Đôn đốc và điều chỉnh khi thấy nhân sự, các điều kiện không hợp lý để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý.

* Chức năng kiểm tra

Kiểm tra đánh giá là công việc có tính quyết đinh quy trình thực hiện các chức năng quản lý. Kiểm tra là để người CBQL xác định nội dung công việc trong kế hoạch quản lý có được tổ chức tốt theo định hướng chỉ đạo thực hiện hay không.

Thực hiện kiểm tra toàn bộ nội dung công việc BTDN theo kế hoạch thông qua các cá nhân, tổ chức phụ trách nhằm nắm bắt thông tin quản lý kịp thời và có cơ sở để đánh giá khách quan vô tư và chính xác tiến độ và chất lượng công việc cụ thể. Qua kiểm tra phát hiện những cá nhân, tổ chức làm tốt để kịp thời động viên khích lệ và kịp thời xử lý những tồn tại yếu kém, từ đó có tác động quản lý phù hợp với mỗi nội dung công việc. Đối với kiểm tra BTDN, cần quan tâm hơn đến kiểm tra công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác phôi kết hợp giữa các lực lượng GD trong công tác.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện - Về con người

Cần biên chế cho nhà trường có đủ đội ngũ CB, GV, NV. Tiêu chuẩn CB, GV, NV phải là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nhiệt tình trong công tác và có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc thiểu số. Có năng lực quản lý và phương pháp tổ chức các hoạt động cho HSBTDN.

- Về cơ sở vật chất

Cần được đầu tư CSVC, các điều kiện thiết yếu để tổ chức các nội dung hoạt động tại cho HSBTDN thuận lợi.

- Về kinh phí:

Có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự tham gia của phụ huynh HSBTDN và từ công tác xã hội hóa GD của nhà trường để đảm bảo các hoạt động trong năm học;

- Công tác phối hợp quản lý

Cần có sự tham gia tích cực của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là lực lượng công an địa phương đối với công tác an ninh trật tự tại khu ở HSBTDN vào các buổi tối và những ngày mưa lũ kéo dài.

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)