Khảo sát thực trạng nhận thức và thực trạng tổ chức bán trú

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 60)

Bảng 2.6. Tổng hợp mức độ nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của BTDN, trong các trường THCS,TH&THCS có HSBTDN tại

huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

STT Vị trí, vai trò của BTDN tƣợng Đối

Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 Góp phần thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và tạo điều kiện học tập cho HS nghèo, HS dân tộc

CBQL 7 53,8 6 46,2

GV 78 55,7 58 41,4 4 2.9

NV 3 25,0 4 33,3 5 41,7

2

Là cơ sở để huy động sự tham gia tích cực của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường

CBQL 9 69,2 2 15,4 2 15,4 GV 81 57,9 35 25,0 24 17,1

NV 4 33,3 3 25,0 5 41,7

3

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện CBQL 12 92,3 1 7,7 GV 80 57,1 51 36,4 9 6,4 NV 1 8,3 5 41,7 6 50,0 4 Góp phần huy động học sinh ra lớp và duy trì tốt sỹ số học sinh CBQL 11 84,6 2 15,4 GV 84 60,0 45 32,1 11 7,9 NV 2 16,6 5 41,7 5 41,7 5

Giảm bớt được khó khăn cho các gia

đình có con đi học ở BTDN CBQL 8 61,5 2 15,4 3 23,1 GV 78 55,7 58 41,4 4 2,9

NV 5 41,7 4 33,3 3 25,0

6

Tổ chức các hoạt động lao động cải

thiện đời sống HSBTDN CBQL 7 53,8 3 23,1 3 23,1 GV 80 57,1 51 36,4 9 6,4

Qua bảng 2.6 cho thấy, kết quả nhận thức của CBQL, GV và nhân viên về loại hình BTDN tại trường THCS Đồng Sơn và các trường có HSBTDN kể trên được phản ánh tương đối hợp lý. Nhận thức của CBQL nhà trường có mức độ nhận thức “Rất cần thiết” chiếm tỷ lệ 69.2%, mức độ “Cần thiết” chiếm tỷ lệ 20.5%. Cộng chung giữa điểm rất cần thiết và điểm cần thiết, chúng ta có tỷ lệ đồng thuận là 89.7%. Đây là tỷ lệ cho thấy, CBQL các nhà trường có HSBTDN nhận thức tương đối đầy đủ về BTDN đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã khó khăn của huyện Tân Sơn. Tuy nhiên, trong số CBQL được hỏi vẫn còn 10.3% thấy rằng vị trí, vại trò của BTDN trong các trường THCS, TH&THCS chỉ dùng lại ở mức độ tương đối cần thiết. Có sự phản ánh nhận thức như vậy, giúp chúng ta lí giải rằng, trong đội ngũ CBQL cũng vẫn còn một tỷ lệ nhất định CBQL còn rất thờ ơ đối với loại hình BTDN này. Phải chăng họ hạn chế về nhận thức hay công việc kiêm nhiệm BTDN hàng ngày đã làm họ thấy mệt mỏi dẫn đến đã có sự nhận thức như vậy. Cho nên các nhà trường, cần xem đây là thông tin quản lý quan trọng để tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng đội ngũ, quán triệt sâu sắc các nhiệm vụ công tác đối với họ trong đơn vị.

Đối với nhận thức của GV cho mức độ “Rất cần thiết” chiếm tỷ lệ là 57.3%, mức độ “Cần thiết” chiếm tỷ lệ 35.4% và chỉ có 7.3% có nhận thức ở mức độ “Tương đối cần thiết”. Như vậy, ở hai mức độ nhận thức rất cần thiết và cần thiết có tổng số 92.7 %, chứng tỏ đội ngũ GV đã có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò của BTDN dành cho HSBTDN trong nhà trường. Tỷ lệ 7.3% cho rằng BTDN chỉ tương đối cần thiết, cũng xuất phát từ nhiều lý do như hạn chế trong nhận thức, do công việc giảng dạy đã vất vả nhưng còn phải tham gia trực HSBTDN hàng tuần mà chưa có sự hỗ trợ của nhà trường hoặc của ngành nên sự phản ánh đó cũng rất dễ được chia sẻ, động viên của CBQL các nhà trường có HSBTDN.

Còn đối với NV, tổng hợp nhận thức cho thấy ở múc độ nhận thức rất cần thiết và cần thiết của họ chỉ chiếm tỷ lệ là 59.7% và mức độ nhận thức Tương

đối cần thiết thì lại chiếm tỷ lệ 40.35, số tỷ lệ này cao hơn số tỷ lệ nhận thức của CBQL, GV. Điều này lý giải, đội ngũ NV, tuy đã có sự nhận thức về vị trí, vai trò của BTDN, nhưng do công việc đặc thù, lại vất vả hàng ngày phục vụ HSBTDN, đồng lương thấp, phụ cấp kiêm nhiệm BTDN chưa có,… nên vẫn còn một tỷ lệ tương đối cao trong NV nhà trường chỉ cho rằng vị trí, vai trò của BTDN cho học sinh dân tộc tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là tương đối cần thiết. Sự phản ánh này có cơ sở thực tiễn của việc nhận thức nhưng các nhà trường cũng cần làm tốt công tác giáo dục đội ngũ, có động viên khích lệ kịp thời và có hướng đề xuất cải tiến sớm nhất

Mức độ nhận thức của CBQL, GV,NV trường THCS Đồng Sơn và 5 trường THCS, TH&THCS có HSBTDN tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Mô tả mức độ nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của BTDN ở trường các trường THCS, TH&THCS có HSBTDN tại

Bảng 2.7. Nhận thức của CBĐP, PH HSBTDN và HSBTDN, về vị trí, vai trò của BTDN ở trường THC THCS, TH&THCS có HSBTDN tại huyện Tân

Sơn, tỉnh Phú Thọ Số TT Vị trí, vai trò của BTDN Đối tƣợng Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 Góp phần thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và tạo điều kiện học tập cho HS nghèo, HS dân tộc CBĐP 19 79.2 3 12.5 2 8.3 PHHS 157 75.8 35 16.9 15 7.2 HS 160 77.3 40 19.3 7 3.4 2 Là cơ sở để huy động sự tham gia tích cực của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường CBĐP 17 70.8 3 12.5 4 16.7 PHHS 154 74.4 30 14.5 23 11.1 HS 156 75.4 31 15 20 9.7 3

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

CBĐP 17 70.8 4 16.7 3 12.5 PHHS 154 74.4 26 12.6 27 13 HS 157 75.8 35 16.9 15 7.2 4 Góp phần huy động học sinh ra lớp và duy trì tốt sỹ số học sinh CBĐP 18 75 4 16.7 2 8.3 PHHS 180 87 25 12 2 1 HS 185 89.4 15 7.2 7 3.4 5

Giảm bớt được khó khăn cho các gia đình có con đi học ở BTDN CBĐP 17 8.2 5 2.4 2 1 PHHS 167 80.7 30 14.5 10 4.8 HS 168 81.1 34 16.4 5 2.4 6 Tổ chức các hoạt động lao động cải thiện đời sống HSBTDN

CBĐP 17 70.8 4 16.7 3 12 PHHS 166 80.2 30 14.5 11 5.3 HS 168 81.1 32 15.5 7 3.4

Qua bảng 2.7 tổng hợp số liệu cho thấy, kết quả khảo sát của các đối tượng như sau:

- Đối với cán bộ địa phương, qua 6 nội dung được khảo sát đều có chung nhận thức về vị trí, vai trò của BTDN ở trường THCS, TH&THCS ở mức độ “Rất cần thiết”, chiếm tỷ lệ trung bình là:72.9%. Mức độ nhận thức “Cần thiết” chiếm tỷ lệ 16.0% và mức độ “Tương đối cần thiết” chiến tỷ lệ 11.1%. Như vậy có thể khẳng định rằng, nhận thức của CBĐP về BTDN dành cho học sinh THCS, TH&THCS tại 6 trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là rất phù hợp. Cộng tổng mức độ Rất cần thiết và cần thiết có tỷ lệ là: 88.9%. Bởi BTDN theo họ, sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho con em dân tộc thiểu số đi học THCS xa nhà, làm giảm bớt những khó khăn trở ngại về nhiều mặt cho nhân dân địa phương, góp phần củng cố vững chắc các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các địa phương trong tương lai. Tuy nhiên trong mức độ nhận thức của CBĐP vẫn còn tỷ lệ hơn 11.1 % cho rằng vị trí, vai trò của BTDN là “Tương đối cần thiết”. Điều này lý giải rằng, trong số các CBĐP vẫn có sự nhận thức không đồng đều có thể bắt nguồn từ nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau như trình độ dân trí, sự quan tâm đến GD trong nhà trường của họ,… Do vậy các trường THCS, TH&THCS tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về XHHDG và tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để huy động sự tham gia của các lực lượng GD trong CBĐP đối với công tác quản lý HSBTDN trong trường học.

- Đối với phụ huynh HSBTDN, nhận thức về vị trí, vai trò của BTDN cho con em của họ, được phản ánh qua các mức độ nhận thức khác nhau trong 6 nội dung của bảng hỏi. Tỷ lệ trung bình nhận thức đối với mức độ “Rất cần thiết” là 78.7% và tỷ lệ cho mức độ “Cần thiết” chiếm 14.2%. Còn tỷ lệ “Tương đối cần thiết” chỉ chiếm 7.1%, không có nhận thức nào cho mức độ “Không cần thiết”. Ở mức độ Rất cần thiết và cần thiết với điểm trung bình cộng lại là 92.9% cho thấy sự nhận thức của các bậc phụ huynh HSBTDN đều cho rằng BTDN có vị

trí và vai trò quan trọng đối với con em. Mức độ nhận thức tương đối cần thiết với tỷ lệ trung bình là 7.1% lý giải cho chúng ta thấy rằng, trong số các bậc phụ huynh HSBTDN vẫn còn một tỷ lệ nhất định phụ huynh còn có những hạn chế về thông tin, cách nhìn nhận về GD nhà trường và nhất là họ chưa thực sự quan tâm đến BTDN và việc ăn ở, học tập của con em ở trường. Đây cũng chính là vấn đề mà nhà trường cần chú ý quan tâm tuyên truyền, vận động để các bậc phụ huynh có con em ở BTDN đều thấy được vị trí, vai trò của BTDN và từ đó có sự phối kết hợp với nhà trường làm tốt công tác quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng HSBTDN.

- Đối với các em HSBTDN, trong nhận thức về vị trí, vai trò của BTDN đối với các em cũng được phản ánh rất cụ thể. Các em là đối tượng trực tiếp của BTDN trong nhà trường THCS, TH&THCS nên các em hiểu rõ hơn ai hết về BTDN. Nhận thức cho mức độ “Rất cần thiết” được các em phản ánh là 81.1%, Cần thiết là 15.0% và mức độ “Tương đối cần thiết” là 4.9%, không có nhận thức nào cho mức độ “Không cần thiết”. Như vậy, nhận thức ở mức độ rất cần thiết và cần thiết chiếm tỷ lệ trung bình cộng là 96.1%. Điều này cho thấy HSBTDN nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của BTDN dành cho các em khi đi học và không thể trở về nhà ngay trong ngày thuận lợi được. Tuy nhiên, mức độ nhận thức “Tương đối cần thiết” về vị trí, vai trò của BTDN vẫn còn có tỷ lệ trung bình trong đánh giá là 4.9%. Con số này lý giải rằng, trong số HSBTDN cũng vẫn có một số lượng nhất định chưa có sự nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của BTDN đối với bản thân các em trong thời gian học và lưu trú tại trường. Cho nên nhà trường tiếp tục làm tốt công tác GD, tuyên truyền để các em HSBTDN hiểu đúng, đầy đủ về BTDN và những thuận lợi từ BTDN đem lại cho HS để các em tham gia các hoạt động tại BTDN tích cực hơn.

Tổng hợp chung mức độ nhận thức về vị trí, vai trò về BTDN của CBĐP, PHHS và HSBTDN thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Mô tả thực trạng nhận thức của CBĐP, PHHSBTDN và HSBTDN, về vị trí, vai trò của BTDN ở trường THC THCS, TH&THCS có

HSBTDN tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)