5. Kết cấu của đề tài
2.1. Nguyên tắc trong bồi thƣờng đất
Nguyên tắc trong bồi thường đất là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện việc bồi thường đất cho người có đất bị thu hồi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên tắc bồi thường về đất được quy định tại Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, cụ thể:
Nguyên tắc thứ nhất là Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì được bồi thường, trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ. Với nguyên tắc này khẳng định điều tiên quyết đầu tiên trong bồi thường đất là điều kiện để được bồi thường về đất tức là người có đất bị thu hồi phải là chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
Nguyên tắc thứ hai trong bồi thường về đất là khi Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hay nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định:
-Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch.
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 26 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền mua đất ở hoặc nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này30
.
Nguyên tắc này xác định hình thức bồi thường cho người có đất bị thu hồi. Nhà nước sẽ bồi thường cho người có đất bị thu hồi bằng một trong các hình thức là bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng với đất đã bị thu hồi hoặc bồi thường bằng tiền đối với giá trị quyền sử dụng đất. Với nguyên tắc này có thể thấy người có đất bị thu hồi sẽ bị thiệt thòi. Để thấy được với nguyên tắc này người có đất bị thu hồi sẽ bị thiệt thòi ta thấy tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm tiền bồi thường về đất, tài sản cùng các khoản hỗ trợ khác nhưng lại gộp chung để tính phần chênh lệch. Ngoài ra, trong khu tái định cư sẽ có nhiều mức đất, cấp nhà tái định cư khác nhau và giả sử người bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ mà khoản tiền này nhỏ hơn suất tái định cư31
tối thiểu thì theo quy định người có đất bị thu hồi sẽ được hỗ trợ khoản chênh lệch cho bằng suất tái định cư tối thiểu đó ( khoản 1 Điều 19 NĐ 69/NĐ-CP). Ở đây, nếu tính riêng khoản chênh lệch giữa tiền bồi thường về đất và tiền của một suất tái định cư tối thiểu thì rõ ràng người có đất bị thu được nhận khoản hỗ trợ cao hơn so với trường trường hợp gộp luôn cả tiền bồi thường, hỗ trợ để tính khoản chênh lệch so với suất tái định cư tối thiểu.
Ví dụ: Ông A có đất bị thu hồi và ông A nhận tiền bồi thường, hỗ trợ là 25 triệu đồng (trong đó tiền bồi thường đất 20 triệu, tiền bồi thường tài sản và hỗ trợ là 5 triệu đồng) và tiền một suất nhà ở hay đất ở tối thiểu tại khu tái định cư có giá trị 30 triệu đồng. Như vậy, trong trường hợp này theo quy định của pháp luật ông A sẽ được nhận thêm khoản hỗ trợ là 5 triệu đồng phần chênh lệch giữa tiền bồi thường, hỗ trợ với khoản tiền suất tái định cư tối thiểu. Thế nhưng, nêu chỉ tính phần chênh lệch giữa tiền bồi thường về đất với suất tái định cư tối thiểu thì số tiền hỗ trợ mà người có đất bị thu hồi nhận được là 10 triệu đồng.
Chính vì thế, để bảo vệ quyền lợi của người có đất bị thu hồi thì ngày 29 tháng 01 năm 2010, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai đã ban hành Công văn số 310/BTNMT-TCQLĐĐ, theo quy định tại Công văn này thì Số tiền được bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP bao gồm: Tiền bồi thường về đất ở và tiền hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn ao không được công nhận là đất ở (nếu có). Với quy định này đã loại trừ khoản tiền bồi
30
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP có quy định hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương ứng với khoản chênh lệch đó.
31
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 27 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang
thường về tài sản, tiền hỗ trợ khác ra khỏi số tiền tính khoản chênh lệch khi thu hồi đất mà được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư. Tuy nhiên, theo người viết thì việc tính phần chênh lệch trong trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư vẫn không nên tính chung cả tiền hỗ trợ về đất mà chỉ tính riêng phần tiền bồi thường về đất ở. Trên thực tế số tiền bồi thường, hỗ trợ mà người có đất bị thu hồi thường rất thấp do đó, những khoản hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 69/2009/ NĐ-CP là rất cần thiết cho người có đất bị thu hồi tạo lập cuộc sống mới sau khi thu hồi đất.
Nguyên tắc thứ ba trong bồi thường đất đó là trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ tài chính đối với đất đai theo quy định tại nguyên tắc này bao gồm32: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Số tiền bồi thường hỗ trợ được khấu trừ để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước không bao gồm tiền bồi thường tài sản, khoản tiền hỗ trợ (bao gồm tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm)33
.
Nhìn chung, nguyên tắc bồi thường về đất hiện nay tại Nghị định 69/2009/NĐ- CP so với nguyên tắc bồi thường về đất trước đây tại Nghị định 197/2007/NĐ-CP về cơ bản giống nhau đều xác định người có đất bị thu hồi có đủ điều kiện bồi thường về đất thì được bồi thường; xác định hình thức bồi thường cho người có đất bị thu hồi và nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước. Nhưng với nguyên tắc bồi thường về đất hiện nay tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì hoàn thiện và đầy đủ hơn. Có thể thấy Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã xác định chi tiết cụ thể về nguyên tắc tính tiền chênh lệch khi bồi thường bằng việc giao đất mới, đất ở tái định cư hoặc bằng nhà ở tái định cư so với nguyên tắc bồi thường đất trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Ngoài ra, trong khoản thời gian áp dụng nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối về đất đai đối với Nhà nước kể từ khi Nghị định 197/2004/NĐ-CP được ban hành thì khoản tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính này bao gồm luôn cả khoản tiền bồi thường về tài sản, tiền hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Đến Nghị định 69/2009/ND-CP cũng như Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ra đời đã xác định lại nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ
32
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT. 33
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 28 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang
tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo hướng có lợi hơn cho người có đất bị thu hồi theo đó thì khoản tiền bồi thường về tài sản, hỗ trợ sẽ không được tính vào tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước.