5. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Cũng như trước đây, vấn đề thu hồi, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất giai đoạn này thật sự đang trở thành vấn đề nóng và đáng quan tâm, đặc biệt kể từ khi ra đời Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã ghi nhận thêm trường hợp thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế. Các vấn đề về thu hồi, bồi thường đất tiếp tục được khẳng định trong Luật Đất đai năm 2003, tuy nhiên những quy định trong luật chỉ mang tầm khái quát chưa cụ thể hóa chi tiết về thu hồi, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để quy định cụ thể hơn, trước hết phải kể đến là Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngay khi ra đời không những quy định chi tiết Luật Đất đai năm 2003 mà còn quy định chi tiết mục đích thu hồi đất và hướng dẫn cách thức hướng dẫn giải quyết khiếu nại, khiếu kiện phát sinh trong quá trình thu hồi đất. Còn bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Tiếp sau đó, Nghi định 84/2007/NĐ-CP ra đời cũng dành nhiều quy định về vấn đề thu hồi, bồi thường đất. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 69/2009/NĐ- CP đã bổ sung và khắc phục những thiếu xót trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà các nghị định trước đó gặp phải. Trên cơ sở Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ban hành Thông tư 19/2009/TT-BTNMT quy định chi thiết thêm về việc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Với những quy định trong Luật Đất đai năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thì vấn đề thu hồi, bồi thường giai đoạn này có nhiều khác biệt so với trước đây. Hiện nay, thuật ngữ đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được thay thế bằng thuật ngữ bồi thường. Mục đích của việc thu hồi đất được mở rộng hơn trước nhiều, ở
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 22 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang
đây ngoài thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thu hồi đất còn nhằm vào mục đích phát triển kinh tế. Hình thức bồi thường chủ yếu bằng đất hoặc bằng tiền đối với giá trị quyền sử dụng đất hoặc bằng nhà ở tái định cư và bồi thường bằng tiền đối với giá trị tài sản bị thiệt hại.
Nhìn chung thu hồi, bồi thường đất hiện nay trở nên phức tạp và được Nhà nước đặc biệt quan tâm hơn, bằng chứng là Nhà nước ta không ngừng ban hành nhiều văn bản quy định về vấn đề này và không ngừng sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế hơn. Tuy nhiên, những quy định hiện nay về thu hồi, bồi thường đất cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định, trong đó đặc biệt là quy định về giá đất tính tiền bồi thường còn nhiều bất cập làm cho vấn đề thu hồi, bồi thường đất trở thành vấn đề nan giải trong giai đoạn hiện nay.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về các quy định thu hồi, bồi thường đất trong từng giai đoạn, có thể so sánh vấn đề thu hồi, bồi thường đất qua từng giai đoạn trên cơ sở các Luật Đất đai năm 1987, 1993, 2003 qua bảng so sánh thông qua các tiêu chí so sánh cụ thể sau:
Tiêu chí so sánh
Gai đoạn trƣớc năm 1993
(Luật Đất đai năm 1987)
Giai đoạn từ 1993 năm đến 2003
(Luật Đất đai năm 1993)
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
(Luật Đất đai năm 2003)
Thuật ngữ sử dụng Thu hồi đất, đền
bù thiệt hại.
Thu hồi đất, đền bù thiệt hại.
Thu hồi đất, bồi thường.
Cơ sở pháp lý của thu hồi đất
Khoản 8 Điều 14 Luật Đất đai năm 1987.
Điều 27 Luật Đất đai năm 1993.
Khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003.
Cơ sở pháp lý của bồi thƣờng
Quy định tại khoản 5 Điều 49 Luật Đất đai năm 1987. Điều 27 và khoản 6 Điều 73 Luật Đất đai năm 1993; Nghị định 90/1994/NĐ-CP và Nghị định 22/1998/NĐ-CP Điều 42 Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 84/2004/NĐ-CP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư Giai đoạn
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 23 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang 14/2009/TT- BTNMT Mục đích thu hồi đất Cần sử dụng đất cho nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội. Thu hồi đất sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
Thẩm quyềnthu hồi đất
Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền
quyết định giao đất nào thì có thẩm quyền thu hồi đất đó.
Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền
quyết định giao đất nào thì có thẩm quyền thu hồi đất đó.
+ UBND cấp
huyện: có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. + UBND cấp tỉnh:
có thẩm quyền thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng khi thu hồi đất Đất và tài sản gắn liền với đất. Đất và tài sản gắn liền với đất. Đất và tài sản gắn liền với đất. Hình thức bồi thƣờng + Đối với đất đền bù bằng việc giao
+ Đối với đất được đền bù bằng đất có
+ Đối với đất được bồi thường bằng đất
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 24 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang
đất khác không nhất thiết cùng mục đích sử dụng.
+ Tài sản chủ yếu bồi hoàn lại tài sản trên đất. cùng mục đích sử dụng, bằng tiền hoặc bằng nhà ở. + Tài sản được đền bù bằng tiền theo giá trị hiện có của tài sản.
có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường bằng tiền đối với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi hoặc bồi thường bằng nhà ở tái định cư.
+ Tài sản được bồi thường bằng tiền theo giá trị hiện.
GVHD: Trần Vang Phủ Trang 25 SVTH: Lƣơng Hoàng Sang
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
Trong nội dung chương này người viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường đất cho người có đất bị thu hồi là cá nhân trong nước, hộ gia đình và tổ chức trong nước, cụ thể là các quy định về: Nguyên tắc; điều kiện được bồi thường đất; các trường hợp không được bồi thường về đất; giá đất tính tiền bồi thường và đặc biệt là các quy định của pháp luật về bồi thường đối với từng loại đất cụ thể. Ngoài ra, trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các quy định trước đây về vấn đề bồi thường đất người viết đánh giá những điểm tiến bộ và hạn chế của những quy định hiện hành về bồi thường đất.