Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (Trang 56 - 60)

Lãng, thành phố Hải Phòng.

Theo điều tra cho thấy phương án bồi thường bằng tiền cho đến nay vẫn là phương án được áp dụng phổ biến. Trên thực tế, quỹ đất phục vụ cho việc BTHT & TĐC của mỗi địa phương là không giống nhau, đa số các địa phương quỹ đất công ích còn lại không đáng kể nên không đáp ứng được yêu cầu đền bù bằng đất và lập khu tái định cư. Mặt khác, với một số lượng lớn các hộ phải di chuyển có hộ diện tích đất thu hồi lớn nên việc đền bù cho họ một diện tích đất có cùng giá trị là rất khó. Vì vậy, tỷ lệ bồi thường bằng đất của các dự án ở nước ta nói chung và ở trên địa bàn huyện Tiên Lãng nói riêng là rất thấp. Hầu hết địa điểm khu tái định cư và cơ sở hạ tầng khu TĐC không thỏa mãn yêu cầu của người bị thu hồi đất như không thể kinh doanh, buôn bán, xa cách trung tâm thị trấn, thị xã nên nhiều trường hợp người bị thu hồi đất lựa chọn phương án bồi thường bằng tiền. Thực tế cho thấy, chính sách đền bù bằng đất, bồi thường bằng tiền chưa thật công bằng giữa các loại đất với nhau, giữa các hộ gia đình với nhau và giữa hai địa phương liền kề. Trong cùng một khu vực đền bù, giải tỏa, nhiều nơi có sự phân biệt giữa hai đối tượng sử dụng đất có ngành nghề khác nhau. Mức bồi thường quá thấp giữa hai đối tượng sử dụng đất có ngành nghề khác nhau. Mức bồi thường quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền đền bù, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

3.3.2.2. Chính sách hỗ trợ

Về đối tượng được hỗ trợ: do định nghĩa hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quy định chi tiết cho địa phương thực hiện mà do UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận nên còn xảy ra trường hợp hỗ trợ chưa đúng đối tượng hoặc UBND cấp xã không xác nhận đối với những trường hợp chủ sử dụng đất cho người khác thuê.

Về mức hỗ trợ: bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp quy định tại địa bàn các xã, phường, thị trấn trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định pháp luật.

Một số dự án chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi.

Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo tay nghề để làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp. Tình trạng không có việc làm có khu vực có dự án ngày càng cao, nhất là đối với dự

án chiếm dụng đất nông nghiệp có quy mô lớn. Vì vậy, sự di dân tự do vào các thành phố lớn ngày càng nhiều, hậu quả lâu dài về mặt xã hội là điều khiến các cấp có thẩm quyền, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm, có biện pháp giải quyết kịp thời. Nhìn chung, đến nay chưa thực hiện tốt vấn đề này, đa số các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa lập phương án đào tạo nghề, tạo việc làm.

3.3.2.3. Diện tích đất đền bù, giá đất bồi thường

Cách xác định diện tích đất ở được đền bù so với quy định còn tùy tiện, không thống nhất giữa các dự án với nhau. Do GCN là chứng thư pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhưng công tác cấp GCN ở địa phương còn khá chậm đã gây ra không ít khó khăn cho công tác thu hồi đất, BTHT và TĐC. Bên cạnh đó, tình trạng chung hiện nay là những quy định về tính hợp pháp của thửa đất đang được điều chỉnh theo hướng giảm dần các căn cứ pháp lý. Vì vậy, để triển khai dự án kịp tiến độ, nhiều địa phương đã phải thừa nhận và thỏa thuận đền bù cho các trường hợp không có đủ căn cứ pháp lý về quyền sử dụng đất.

Công tác định giá đất của các thửa đất bị thu hồi ở các địa phương hiện nay chủ yếu được tính bằng giá đất được UBND tỉnh quy định và công bố ngày 01 tháng 01 hàng năm. Do đó, việc xác định giá đất đền bù ở mỗi địa phương được người dân đồng tình ủng hộ.

3.3.2.4. Đền bù về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi

Trên cơ sở chính sách đền bù và tái định cư của Nhà nước, cách xác định phương án đền bù tài sản gắn liền với đất của các địa phương được người dân đồng tình ủng hộ. Việc ban hành quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND thành phố Hải Phòng về việc quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng đem lại hiệu quả cho công tác đền bù cho người dân được công bằng và hợp lý, không còn xảy ra tình trạng có những dự án đền bù cho một số công trình, cây cối, hoa màu cao hơn giá thị trường.

- Bồi thường, hỗ trợ tài sản là vật kiến trúc: Trên thực tế, nhà cửa vật kiến trúc được xây dựng trên đất rất đa dạng và thường không có thiết kế, không có dự toán chi tiết. Nếu kiểm đếm chi tiết để lập dự toán cho từng công trình thì mất nhiều thời gian và công sức. Do vậy huyện đã thực hiện bồi thường theo Đơn giá bồi thường nhà và các loại công trình khác áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong quá trình thực hiện, nếu giá vật liệu biến động tăng thì phải kịp thời điều chỉnh theo hệ số cho phù hợp.

- Về giá cả cây cối, hoa màu: Bảng giá bồi thường xác định cho cây trồng theo quy trình kỹ thuật để cho năng suất sản lượng nhất định. Quy định đơn giá bồi thường theo từng nhóm như: nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây ăn quả,… Đối với những loại hoa, quy định thành hai loại, loại trồng trong chậu thì bồi thường công di chuyển, loại trồng dưới đất thì thực hiện bồi thường giá trị cây trồng.

- Đối vật nuôi thủy sản: Việc kiểm đếm và tính giá bồi thường khá phức tạp. Vì vậy, huyện thông báo trước để người dân tự thu hoạch trong một thời gian nhất định, sau đó kiểm đếm theo phương pháp nội suy để quy ra số lượng.

3.3.2.5. Tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư

Trước đây, việc xây dựng các khu tái định cư của các dự án rất bị động, thiếu đồng bộ, nhất là các dự án thuộc nguồn vốn Trung ương, trong đó tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu TĐC không được đầu tư theo quy định hoặc đầu tư nửa vời.

Những năm gần đây, với những đổi mới của luật đất đai, việc xây dựng các khu tái định cư đã có nhiều tiến triển nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Các dự án thiếu biện pháp khôi phục nguồn thu nhập tại nơi ở mới cho người được bố trí tái định cư. Các công trình xây dựng khu công nghiệp phương án đền bù, TĐC do chủ dự án lập, Hội đồng giải phóng mặt bằng chỉ tham gia với tư vấn vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và là nguyên nhân làm giảm hiệu lực pháp luật của các chính sách đền bù và tái định cư ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nguồn đất xây dựng các khu tái định cư ở các đô thị rất hiếm, có sự chênh lệch về các dịch vụ xã hội, những hộ dân cả sống bằng nghề buôn bán và các nghề khác thì hầu hết không lựa chọn phương án đổi đất lấy đất. Đặc biệt, ở khu dân cư nông thôn, việc thu hồi đất ảnh hưởng lớn đến tập quán sinh hoạt của người dân, đất giao mới có quy mô, diện tích như hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân như: nhà phải có sân chơi, gần gũi với họ hàng, người thân, đi lại thuận tiện,… Vì vậy, cần quy định rõ thêm dự án nào có khu tái định cư và quy trình thẩm định kế hoạch TĐC cụ thể giúp cho người bị thu hồi đất không thiệt thòi và ổn định đời sống sau khi giải tỏa.

3.3.2.6. Trình độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai và chính sách BTHT & TĐC

Công tác phổ biến pháp luật đất đai 2013 và chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC của Hội đồng bồi thường cho người dân bị thu hồi đất ở các địa phương tính theo mặt bằng chung tỷ lệ không cao. Phần lớn người dân rất quan tâm đến chính sách đền bù thiệt hại

nhưng công tác tuyên truyền chính sách này ở các địa phương còn rất hạn chế. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng người dân cố chấp, không bàn giao mặt bằng dẫn đến cưỡng chế thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (Trang 56 - 60)