Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 64)

trong lĩnh vực quản lý đất đai

Từ việc khắc phục khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại và tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan, khách quan của nó, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện nay:

Thứ nhất, tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Tuân thủ việc chấp hành đầy đủ trình tự, thủ tục pháp luật về đất đai như triển khai phương án chi trả bồi thường; giải quyết khiếu nại phải kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra, kiểm tra với xử lý về kinh tế, tài chính và cán bộ có sai phạm, đồng thời những hành vi vi phạm của công dân phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai, trong đó đặc biệt chú ý quyền lợi của người dân.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại. Giúp cho việc giải quyết khiếu nại nhanh chóng và có hiệu quả nhất là đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài đồng thời tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau.

Thứ ba, nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức trong công tác quản lý hành chính nhà nước nói chung cũng như công tác giải

quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai. Phải tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, giỏi về pháp luật, am hiểu về lý luận và thực tiễn phù hợp với yêu cầu quản lý ở các cấp, các ngành, mỗi cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó là tăng cường giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng thiết thực để nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ nhận thức về công tác giải quyết khiếu nại, tinh thần khiếu nại phục vụ nhân dân. Có chính sách phù hợp về tiền lương, chế độ phụ cấp để tạo động lực khuyến khích, động viên cán bộ, công chức yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ tư, tăng cường trách nhiệm đối thoại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người dân. Nhằm giải quyết một cách thuyết phục, chính xác. Để làm được như vậy người có thẩm quyền cần tích cực trong việc tìm hiểu hoàn cảnh sống, tâm tư, nguyện vọng của người khiếu nại từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết cho phù hợp, vận động, thuyết phục người khiếu nại chấp hành đúng pháp luật.

Thứ năm, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Bằng nhiều hình thức phong phú như phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng xã hội để người khiếu nại nhận thức chính sách, pháp luật tự giác chấp hành và tranh thủ sự đồng tình của dư luận và quần chúng nhân dân nơi người khiếu nại cư trú hoặc tại những nơi triển khai dự án, công trình có khả năng xảy ra khiếu nại bằng việc tổ chức các cuộc đối thoại, tiếp công dân vừa để giải thích những quy định pháp luật hiện hành giúp người dân tiếp cận dễ nhất, vừa lấy ý kiến chung của người dân về một vấn đề, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý.

Thứ sáu, để tránh tình trạng đơn thư khiếu nại chồng chéo, trùng lấp không kiểm soát được cần áp dụng công nghệ thông tin (hệ thống dữ liệu chung) trong việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại cho phép các cơ quan giải quyết khiếu nại biết được từng vụ việc khiếu nại đang được giải quyết ở cấp nào tránh tình trạng cùng một vụ việc nhưng nhiều cơ quan hành chính hoặc Tòa án cùng đồng thời giải quyết. Như vậy, các cơ quan nhà nước khác không tiếp nhận đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)