Khiếu nại hành chính trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 39)

Do phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn, ở phần này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà người dân thường hay khiếu nại trong thời gian qua như quyết định về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2.2.2.1 Khiếu nại hành chính trong việc bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

Thực tế hiện nay vấn đề bồi thường, hỗ trợ là vấn đề đáng quan tâm hơn cả, những bất cập của nhiều dự án về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu kém, phải kéo dài qua nhiều năm nhưng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án không được giải quyết dứt điểm tại thời điểm thu hồi đất dẫn đến việc công dân có nhiều khiếu nại.

- Bồi thường về đất: để được bồi thường về đất, người bị thu hồi đất phải đáp ứng một trong các điều kiện như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 Điều 50 Luật Đất đai năm 200331; khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 hoặc sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất32; khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận33.

- Bồi thường về tài sản: ngoài việc được bồi thường về đất, nếu là chủ sở hữu của một thửa đất bị thu hồi, thì chủ sở hữu đó còn được bồi thường về tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, tính hợp pháp của đất cũng ảnh hưởng đến việc bồi thường về tài sản. Ví dụ, một hộ gia đình nhận được quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi đó chỉ được bồi thường khi tài sản được tạo lập trước khi người bị thu hồi đất đó nhận

31

Theo Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

32

Theo Điều 44, 45 Nghị đinh 84/2007/NĐ-CP.

33

được quyết định hoặc biết được quyết định thu hồi đất đó. Tài sản được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất sẽ không được bồi thường nếu có phát sinh khiếu nại thì sẽ không được giải quyết theo yêu cầu cầu của người khiếu nại.

- Về giá đất bồi thường

Giá đất là một trong các vấn đề mà người dân thường hay khiếu nại nhất.

Giá đất do Nhà nước quy định bao gồm khung giá các loại đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể của từng thửa đất. Nhìn chung, chính sách về giá đất không ngừng được hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, tạo chuyển biến lớn trong quản lý nhà nước về đất đai, phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nguyên tắc xây dựng bảng giá đất hằng năm sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường có vẻ không khả thi, không theo kịp biến động của thị trường, bảng giá đất bị giới hạn bởi khung giá đất, vì giá đất phụ thuộc vào tốc độ đô thị hóa của từng địa phương, phong tục tập quán từng vùng miền cũng khác nhau. Lâu nay, bảng giá đất công bố chỉ bằng 30-60% giá thị trường. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh áp mức cao nhất trong bảng giá đất là 81 triệu đồng m2, trong khi thực tế lên đến vài trăm triệu một mét vuông đất34, Nhà nước bị thất thu, còn người dân thì bị thiệt thòi quá mức làm gia tăng khiếu nại.

Vì những lý do khách quan và chủ quan, các nhà quản lý thường chọn cách bồi thường bằng tiền, chính vì vậy mà thực trạng hiện nay là các địa phương thường cố gắng định giá đất theo hướng càng thấp càng tốt để khi thu hồi đất thì số tiền bồi thường không quá cao, nếu là dự án của Nhà nước thì có lợi cho ngân sách, nếu là dự án của nhà đầu tư thì khuyến khích, thu hút được nhà đầu tư. Hệ lụy của vấn đề này là tình trạng khiếu nại triền miên, đông người, vượt cấp diễn ra khắp nơi. Khiếu nại chính yếu sẽ là vấn đề giá đất vì người khiếu nại nhận được số tiền bồi thường không đủ để tạo lập cuộc sống mới, chỗ ở mới, nghề nghiệp mới cho mình và cho gia đình của họ.

2.2.2.2 Khiếu nại về việc hỗ trợ

Ngoài khoản tiền bồi thường, việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề, bố trí việc làm, cấp kinh phí để di dời đến địa

34

ThS. Lê Thị Thanh Loan, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Những vấn đề cử tri quan tâm , Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỳ 2, tháng 12 năm 2012, trang 53.

điểm mới là hết sức cần thiết, tuy nhiên để chăm lo cho đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất được tốt hơn, thì việc họ được nhận thêm những mức hỗ trợ như thế nào để tạo lập lại và ổn định cuộc sống là đáng quan tâm hơn cả. Với chính sách hiện nay, Nhà nước đã quy định thêm những khoản hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất và các hỗ trợ khác.

Việc quy định mức hỗ trợ do từng địa phương đã góp phần không nhỏ cho việc hỗ trợ sao cho phù hợp với thực tế. Vấn đề khiếu nại về hỗ trợ trong thu hồi đất thường rất ít trường hợp khiếu nại. Tuy vậy quyền lợi người dân không phải lúc nào cũng đặt lên trước hết, bởi lẽ có nhiều địa phương đã lợi dụng điểm này mà đưa ra mức hỗ trợ thấp gây không bức xúc cho người dân dẫn đến khiếu nại như việc thực hiện các chế độ, chính sách, chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ công cải tạo đất.

2.2.2.3 Khiếu nại trong tái định cư

Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tái định cư do phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi; phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi; sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì được xem xét bố trí tái định cư.

Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng, được sử dụng chung cho nhiều dự án. Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ35. Tuy nhiên thực trạng tại các khu tái định cư hiện nay đang ở mức độ báo động, do chất lượng khu tái định cư thấp, không đảm bảo về điều kiện sống cho người dân vào ở các khu tái định cư. Có nhiều trường hợp người dân thường không khiếu nại hay khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền mà cam chịu sống qua ngày hay

35

chọn cách di dời đến địa điểm mới, Vì do phần lớn do tâm lý e ngại của người dân xưa nay.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vả Môi trường giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Việc bồi thường, hỗ trợ để di dời, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mà đôi khi không thể đi tìm một nơi tái định cư khác có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn với nơi ở cũ. Cũng không phủ nhận một số hộ gia đình có trong tay một số tiền rất lớn nhờ quy hoạch. Tuy nhiên, một số tiền lớn chưa hẳn và chưa đủ để gọi là đền bù xứng đáng và tạo dựng một cuộc sống thật sự ổn định. Nói nôm na “cho một con cá, sống được một ngày; cho một cần câu sống được một đời”. Vấn đề cốt lõi là phải tạo nơi định cư và nghề nghiệp ổn định, hoặc ít ra tạo điều kiện thuận lợi để công dân, có thể thật sự tái định cư, tái định nghề tại nơi mới một cách ổn định vững chắc36.

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 39)