Quyết định hành chính

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 30)

Theo khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quyết định hành chính là “văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Còn theo khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại,

20

tố cáo năm 1998 (hết hiệu lực) thì “quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”.

So với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì Luật Khiếu nại hiện hành vẫn giữ nguyên quy định đối tượng của khiếu nại, điểm khác là cách hiểu về quyết định hành chính. Nếu như trước kia, quyết định hành chính phải là “quyết định bằng văn bản” thì theo pháp luật hiện hiện nay quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Như vậy, quyết định hành chính hiện nay được hiểu rộng hơn, không chỉ bao gồm các văn bản được ban hành dưới hình thức một quyết định mà bao gồm cả các văn bản dù không dưới hình thức quyết định nhưng chứa đựng những quy định “đụng chạm” đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khiếu nại cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trong khoa học luật hành chính, quyết định hành chính thể hiện hai tính chất: tính hợp pháp và tính hợp lý, nhưng trong cả hai tính chất trên quyền khiếu nại chỉ thể hiện ở tính hợp pháp. Vì dễ thấy pháp luật chỉ dừng lại ở việc xác định loại quyết định hành chính, hành vi hành chính nào là đối tượng của khiếu nại nhưng chưa thật sự xác định phạm vi mà người khiếu nại có thể đề cập và được giải quyết chẳng hạn như mục đích thu hồi đất, trình tự thủ tục thu hồi đất, diện tích tái định cư trong một lô nền, những thiệt hại vô hình và hữu hình do thực hiện tái định cư, bảng giá đất. Ví dụ, nếu trường hợp giá đất bồi thường quá thấp so với giá trên thực tế, chủ thể giải quyết khiếu nại có thể từ chối giải quyết vì cho rằng đã căn cứ đúng vào bảng giá mà UBND tỉnh đã ban hành đầu năm. Người dân thì không thể khiếu nại bảng giá vì quyết định

ban hành bảng giá đất không phải là quyết định cá biệt trực tiếp ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức đó.

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 30)