Hình thức khiếu nại và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 46 - 49)

2.6.3.1 Hình thức khiếu nại

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ những nội dung sau đây41:

a) Ngày, tháng, năm khiếu nại; b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

d) Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

a) Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định;

b) Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

2.6.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại Thụ lý giải quyết khiếu nại

41

Đây là công việc đầu tiên quan trọng cần phải thực hiện trong cả hai lần giải quyết khiếu nại: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà khiếu nại không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết quy định42, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Thẩm tra xác minh vụ việc khiếu nại

Xác minh nội dung khiếu nại là công việc rất quan trọng được thực hiện ngay sau khi khiếu nại đã được thụ lý. Theo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp43, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Trong trường hợp qua kiểm tra lại mà chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại là đúng hay sai thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại thông qua các hình thức kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại và kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp. Kết thúc việc xác minh, người có trách nhiệm xác minh lập báo cáo kết quả xác minh và đưa ra kiến nghị.

Tổ chức đối thoại

Qua theo dõi công tác giải quyết khiếu nại cho thấy việc tổ chức đối thoại ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và là công việc không thể thiếu trong quá trình giải quyết khiếu nại. Công việc này là biểu hiện cụ thể của sự công khai, minh bạch và dân chủ; nó có ý nghĩa thực tế to lớn trong việc nâng

42

Điều 11 Luật khiếu nại năm 2011 quy định các khiếu nại không được thu lý giải quyết.

43

Theo Điều 29 Luật khiếu nại năm 2011 về xác minh nội dung khiếu nại lần đầu thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc bình thường hoặc 45 ngày đối với vụ việc phức tạp.

cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại. Chính vì vậy, trên cơ sở quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (hết hiệu lực), Luật khiếu nại năm 2011 đã cụ thể hóa việc tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai.

Theo đó, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại được tiến hành công khai, dân chủ. Để tiến hành đối thoại người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. Khi đối thoại người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. Quy định này thể hiện sự hợp lý nhất định nếu nhìn dưới gốc độ tích cực một mặt nhằm để người giải quyết khiếu nại lần đầu giải thích những vấn đề, chính sách, pháp luật, lợi ích xã hội của quyết định hành chính, hành vi hành chính, đồng thời cũng để người giải quyết khiếu nại lần đầu xem xét lại, tự sửa chữa những quyết định hành chính, hành vi hành chính chưa đúng pháp luật, chưa phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên thực tiễn khiếu nại cho thấy những chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước với khối lượng công việc khá lớn liệu họ có thời gian để khiếu nại không và thậm chí người giải quyết khiếu nại là Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng thì có trường hợp người khiếu nại, người bị khiếu nại ở xa nên việc gặp gỡ đối thoại khó có thể được thực hiện mặc dù giải quyết khiếu nại lần đầu không bắt buộc phải tổ chức đối thoại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, việc đối thoại là công việc bắt buộc, do đó người giải quyết khiếu nại tiến hành tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai tiến hành tương tự như việc thực hiện đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai việc tổ chức đối thoại là bắt buộc.

Tuy vậy, vấn đề tổ chức đối thoại đang ngày càng được quan tâm, một số địa phương đã dần nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức đối thoại bằng nhiều cách thức khác nhau đã tạo nên hiệu quả đáng kể bằng cách giải thích rõ những quy định của pháp luật về đất đai, cũng như những vướng mắc khó khăn trong việc giải quyết những khiếu nại về đất đai ngày càng diễn ra phức tạp.

Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

Quyết định giải quyết khiếu nại là văn bản do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành trong các lần giải quyết khiếu nại, quy định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai có trách nhiệm ra quyết định giải quyết khiếu nại và quy định nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.

Từ những quy định của pháp luật đã góp phần tạo chuyển biến tích cực về hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại. Lý thuyết là vậy, tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế cũng gặp không ít khó khăn, vấn đề quan trọng cần làm hiện nay là phải biết được những khuyết điểm và những mặt yếu kém trong quá trình thực hiện thông qua quá trình tìm hiểu thực tiễn từ đó đưa ra những giải pháp và hướng giải quyết đúng đắn. Nội dung chương 3 sẽ lần lượt giải quyết các vấn đề trên

Chương 3

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH

LONG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai – thực tiễn giải quyết khiếu nại tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh long (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)