Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.2. Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

* Hộ gia đình nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp:

Hộ gia đình nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật hôn nhân và

33

gia đình, đang sống chung và có chung quyền sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Hộ gia đình không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp không được nhận chuyển nhượng. Những trường hợp đó là:

- Trường hợp pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

+ Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp;

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm;

+ Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Hộ gia đình được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Mục đích sử dụng đất đối với diện tích nhận chuyển nhượng phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, hộ gia đình phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

* Cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp:

Cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, được Nhà nước cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Tương tự như hộ gia đình nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp không được nhận chuyển nhượng. Những trường hợp đó là:

- Trường hợp pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

34

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm;

+ Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Cá nhân được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Mục đích sử dụng đất đối với diện tích nhận chuyển nhượng phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, cá nhân phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

* Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân:

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là một hình thức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài các quy định giới hạn về phạm vi chủ thể, Nhà nước còn quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất1

. Cụ thể: - Đối với đất trồng cây hằng năm:

+ Không quá 30 héc ta đối với các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 20 héc ta đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại. - Đối với đất trồng cây lâu năm:

+ Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

1 Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai 2013.

35

So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2003 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thấp hơn rất nhiều1.

- Đối với đất trồng cây hằng năm:

+ Không quá 06 héc ta đối với các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 04 héc ta đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại. - Đối với đất trồng cây lâu năm:

+ Không quá 20 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 50 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cao nhất.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất.

Quy định nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất đáp ứng nhu cầu tích tụ đất đai cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)