Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1980

Một phần của tài liệu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1980

Giai đoạn 1858- 1945 (thời kỳ nữa thực dân, nữa phong kiến): Thực dân pháp tiến hành xâm lược nước ta. Triều Nguyễn thỏa hiệp, 6 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay Pháp. Dần dần, thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ, biến nước ta thành nước nửa thực dân, nửa phong kiến và tiến hành các chính sách khai thác thuộc địa. Về đất đai, Pháp tăng cường thực hiện chính sách nhằm đẩy nhanh tư nhân hóa đất đai, công nhận việc mua bán, chuyển nhượng đất đai (chủ yếu là do Pháp và tay sai thực hiện). Mục đích của Pháp là thâu tóm, chiếm hữu đất đai ngày càng nhiều để làm đồn điền, khai thác tài nguyên thiên nhiên, bóc lột địa tô, bốc lột sức lao động của nhân dân ta, khai thác thuộc địa một cách triệt để.

Giai đoạn 1945- 1980: Tháng 8/1945, Cách mạng thành công. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, pháp luật về đất đai trước đó bị bãi bỏ. Những chính sách mới về đất đai ra đời vì lợi ích của nhân dân lao động Ngày 05/3/1952 Sắc lệnh 87 ra đời quy định không được bán công điền, công thổ. Năm 1953, đất nước tiếp tục bước vào cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, chính sách đất đai khuyến khích phát triển đất nông nghiệp để phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến. Các vấn đề liên quan đến mua bán ruộng đất tư nhân chưa được quy định rõ. Những năm 1953- 1959, Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, ngày 04/12/1953, Luật cải cách ruộng đất ra đời, chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu đất là sở hữu nhà nước và sở hữu ruộng đất của nông dân. Việc công nhận hình thức sở hữu của nông dân đồng nghĩa với việc thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu của nông dân đối với tư liệu sản xuất của mình. Bên cạnh đó, Luật còn cho phép người nông dân bán, cầm cố ruộng đất thuộc sở hữu của mình. Tại Điều 31 Luật cải cách ruộng đất 1953 quy định : thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân và đế quốc và xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ để xác lập chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất do chính quyền cách mạng chia cho nông dân mà người được chia ruộng đất không phải trả cho địa chủ hay chính quyền bất cứ một khoản nào.

21

Hiến pháp 1959 ra đời, quy định 3 hình thức sở hữu về đất đai, gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Những năm 1960, phong trào sản xuất theo hình thức hợp tác xã phát triển mạnh mẽ, sở hữu tập thể phát triển, sở hữu tư nhân bị thu hẹp dần. Chuyển dịch đất đai trong giai đoạn này chủ yếu là sự chuyển dich đất đai thuộc hình thức sở hữu tư nhân sang sở hữu đất đai thuộc hình thức tập thể.

Một phần của tài liệu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (Trang 28 - 29)