Đối với Luật sư tham gia bào chữa

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 59 - 60)

Thứ nhất, về kiện toàn đội ngũ Luật sư.

Luật Luật sư ra đời năm 2006 được sửa đổi bổ sung 2012 và việc thành lập tổ chức Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã khắc phục nhiều sơ hở, bất cập trong quản lý và xây dựng đội ngũ Luật sư. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ Luật sư nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội cần phát triển đội ngũ Luật sư cả về số lượng và chất lượng theo hướng: đáp ứng yêu cầu tham gia bào chữa đối với tất cả các vụ án trên phạm vi toàn quốc, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp. Các Cơ quan tiến hành tố tụng cần tạo điều kiện để Luật sư thực hiện các hoạt động tố tụng có hiệu quả.

Ngoài vấn đề đảm bảo về trình độ pháp lý thì đòi hỏi đội ngũ Luật sư phải có được đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề thực hiện chức năng bào chữa của mình, tránh vấn đề chạy án hoặc là tham gia bào chữa cho có lệ,… Luật sư cần trang bị các kỹ năng thu thập và xuất trình đồ vật tài liệu làm chứng cứ của vụ án, các kỹ năng viết bản bào chữa, xét hỏi làm rõ sự vô tội và các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ, các kỹ năng tranh luận thể hiện sự hùng biện khi thuyết phục Hội đồng xét xử bằng sự lập luận chặt chẽ, có các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình.

Thứ hai, Bộ luật Tố tụng hình sự nên sửa đổi những nội dung như địa vị pháp lý của người bào chữa, thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa bào chữa, nguyên tắc tranh luận tại phiên toà,... cần được quan tâm thoả đáng. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa Liên Đoàn Luật sư Việt Nam với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an sớm nghiên cứu và xây dựng văn bản liên ngành để xác lập cơ chế phối hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư khi tham gia hoạt động tố tụng nói chung và tham gia tranh luận tại các phiên toà hình sự nói riêng.

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

53

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 59 - 60)