Nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận là điều kiện cần của việc xét xử

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 25 - 27)

công bằng và khách quan

Trong bộ máy nhà nước ta, vị trí của Tòa án nhân dân được thể hiện tại Điều 102 của Hiến pháp sửa đổi 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Tòa án nhân dân là

cơ quan duy nhất được Hiến pháp và pháp luật trao cho chức năng xét xử. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án nhân dân nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết để quyết định trực tiếp tới vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế của con người cụ thể, do đó Tòa án đóng vai trò vô cùng quan trọng và trực tiếp trong việc bảo đảm các quy định về quyền con người không bị xâm phạm.

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

19 Để việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý nói chung và bảo vệ quyền con người nói riêng, trong hoạt động xét xử của mình, tòa án phải tuân theo những nguyên tắc nhất định mà hầu hết được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt trong quá trình tranh luận giữa kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng khác thì vấn đề đảm bảo sự công bằng, khách quan nhất thiết phải được đảm bảo, vì vậy việc đưa ra một nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận là vấn đề cần thiết.

Bình đẳng trong tranh luận tại phiên toà xét xử vụ án hình sự sơ thẩm là việc Kiểm sát viên và luật sư đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận dân chủ trước phiên tòa, và quá trình tranh luận giữa Kiểm sát viên với bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác là quá trình đối đáp giữa các bên nhằm đánh giá và làm sáng tỏ các chứng cứ, tài liệu, đồ vật... nhằm giúp cho Hội đồng xét xử đánh giá được các tình tiết vụ án và nhận thức quy định pháp luật trước khi ra phán quyết. Bản án được Hội đồng xét xử đưa ra dựa trên cơ sở kết quả tranh luận dân chủ, công khai tại phiên toà theo quy định của Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là“Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát vên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”.

Tóm lại, Khi xét xử ở phiên tòa thì tranh luận là một giai đoạn trọng tâm của cả vụ án, tranh luận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định ra bản án của Hội đồng xét xử. Vì vậy việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận được thực hiện sẽ là điều kiện cần trong việc tạo sự công bằng và khách quan của bản án.

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

20

CHƢƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG TRONG TRANH LUẬN

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)