Về việc bình đẳng tại các giai đoạn tố tụng khác

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 47 - 48)

* Tồn tại:

Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án là một quyền được Hiến định và được cụ thể hóa ở Điều 19 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau “…có quyền bình đẳng trong việc đưa ra đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

41 dân chủ và khách quan trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên việc quy định đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án vẫn chưa phù hợp, vì bình đẳng không chỉ được thể hiện ở trước phiên tòa mà còn thể hiện ở cả quá trình tố tụng, như ở trước đó là giai đoạn điều tra.

Quyền bình đẳng trong giai đoạn điều tra chính là quyền được yêu cầu nhờ người bào chữa hoặc tự mình bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Sự tham gia sớm của người bào chữa trong hoạt động điều tra, đặc biệt là trong việc người bào chữa có mặt trong hoạt động lấy lời khai của cơ quan điều tra sẽ giúp tình trạng bức cung, nhục hình không xảy ra. Ngoài ra trong vấn đề lấy lời khai nếu có sự mâu thuẩn thì cơ quan điều tra có thể cho tiến hành việc đối chất, việc đối chất trong giai đoạn này cũng có thể được xem là sự tranh luận trong việc làm sáng tỏ lời khai. Nên việc quy định của Điều 19 việc bình đẳng chỉ ở trước phiên tòa cần được sửa đổi lại.

* Giải pháp:

Điều 19 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cần sửa đổi cụm từ “trước tòa án” thành cụm từ “trong quá trình tố tụng” cụ thể như sau: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự điều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trong quá trình tố tụng...”

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 47 - 48)