Một trong những nội dung của Nghị quyết số 08-NQ/TW là: “Bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác..., việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên
toà”.8 Một phiên toà nói chung và phiên toà sơ thẩm hình sự nói riêng có bảo đảm
tính chất tranh tụng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vai trò của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên, của Luật sư, của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác, nhưng vai trò của Chủ toạ phiên toà là quan trọng nhất. Kết quả chủ yếu dựa vào sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa trong quá trình xét xử tại phiên tòa và phần tranh luận tại phiên tòa cũng không ngoại lệ.
Theo quy định của Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì tại phiên toà sơ thẩm hình sự chủ toạ phiên toà phải thực hiện đầy đủ, chính xác các công việc mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định đối với chủ toạ phiên toà, đồng thời chịu trách nhiệm chính về những vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự quy định đối với chủ tọa phiên tòa.
Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục tố tụng tại phiên toà sơ thẩm đối với chủ toạ phiên toà tương đối đầy đủ, nhưng những quy định có liên quan đến vấn đề tranh luận chỉ được quy định tại các điều từ Điều 217 đến Điều 221, việc vận dụng các quy định tại các điều luật này để điều khiển việc tranh luận được coi là kỹ năng xét xử của Thẩm phán chủ toạ phiên toà. Trong phần tranh luận tại phiên tòa chủ toạ phiên tòa sẽ điều khiển thứ tự tranh luận theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo quy định của Điều 217 là:
8
Nghị quyết 08-NQ/TW, Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới,
GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh
26
1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.
Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
2. Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
3. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi íích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc điều khiển quá trình đối đáp giữa Kiểm sát viên với các chủ thể tham gia tranh luận: Theo Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự, thì người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Đoạn cuối của Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
“Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận”.
Để điều khiển việc tranh luận đạt kết quả theo ý muốn, đòi hỏi chủ toạ phiên toà phải là người nắm chắc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, đọc kỹ hồ sơ vụ án, dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa.
Trong phần tranh luận thì chỉ có chủ tòa phiên tòa tham gia vào còn các thành viên khác của Hội đồng xét xử có nhiệm vụ theo dõi quá trình tranh luận, đối đáp của các bên, ghi chép đầy đủ nội dung quan điểm và đề nghị cụ thể của các chủ thể về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, đặc biệt là các vấn đề mà các bên có quan điểm khác nhau.
GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh
27
2.1.2.2. Duy trì trật tự và đảm bảo cho các chủ thể tham gia tranh luận thực hiện đầy đủ các quyền của mình
Để cho tranh luận đạt được hiệu quả cao nhất thì ngoài việc Chủ tọa phiên tòa điều khiển sự tranh luận giữa Kiểm sát viên và các chủ thể tham gia tố tụng khác thì vấn đề duy trì trật tự, đảm bảo cho các chủ thể tham gia tranh luận thực hiện đầy đủ các quyền trong quá trình tranh luận cũng góp phần không nhỏ để đảm bảo tính khách quan và dân chủ trong tranh luận. Duy trì trật tự trong tranh luận đó là việc mà Chủ tọa phiên tòa vàc các thành viên của hội đồng xét xử sẽ quan sát trực tiếp thái độ của các đương sự và những người tham gia phiên tòa. Để đảm bảo được trật tự chủ tọa phiên tòa có quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng đối với những hành vi gây rối tại phiên tòa.
Trong quá trình tranh luận thì vai trò không thể thiếu của chủ tọa phiên tòa là phải đảm bảo các quyền của các chủ thể tham gia tranh luận không bị xâm phạm:
Thứ nhất, đối với kiểm sát viên: Theo điểm đ, Khoản 1, Điều 37 Bộ luật tố
tụng hình sự 2003 thì Kiểm sát viên có quyền “Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà”.
Thứ hai, đối với luật sư: Theo Điều 58 quy định về quyền và nghĩa vụ của
người bà chữa thì luật sư có quyền tranh luận dân chủ với bên buộc tội.
Thứ ba, đối với bị cáo: Bị cáo có quyền đưa ra yêu cầu, cung cấp chứng cứ
và tranh luận với kiểm sát viên theo Điều 19 và điểm đ, g Khoản 2, Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 “Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu” và “Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”.
Thứ tư, đối với các chủ thể liên quan khác có quyền trình bày ý kiến và tranh
luận để bảo vệ lợi ích của mình, được quy định ở các Điều 51,52,53,54 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu, đưa ra yêu cầu, trình bày ý kiến và tranh luận tại phiên tòa.
Tóm lại, để bảo đảm việc bình đẳng trong quá trình tranh luận tại phiên toà thì Chủ toạ phiên toà chỉ hướng dẫn, chỉ huy để việc tranh luận diễn ra theo một trật
GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh
28 tự nhất định. Vai trò của chủ toạ phiên toà được ví như “trọng tài”, mọi cử chỉ hành động của Chủ toạ phiên toà phải thể hiện tính dân chủ, khách quan, công minh.