Vai trò của Kiểm sát viên trong việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 54 - 55)

trong tranh luận

Thực tiễn cho thấy, có những Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không có sự chuẩn bị kỹ càng nên ra phiên tòa không thể tranh luận nhiều với Luật sư (người bào chữa), nên nhiều trường hợp Luật sư tranh luận rất hùng hồn nhưng cũng tắt ngầm bởi những câu trả lời máy móc của Kiểm sát viên. Ngoài ra do tồn tại thiếu sót của Thẩm phán (Chủ tọa phiên tòa) là khi xét hỏi bị cáo thường thẩm vấn theo hướng buộc tội như cáo trạng của Viện kiểm sát, giúp Viện kiểm sát bảo vệ cáo trạng. Không ít trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong suốt thời gian xét hỏi không hỏi một câu nào mà chỉ đọc bản cáo trạng rồi ngồi xem Hội đồng xét hỏi khi nào kết thúc phần xét hỏi thì đọc bản luận tội. Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa chỉ như người chứng kiến, rõ ràng là Kiểm sát viên đã không ý thức được mình là một bên không thể thiếu của quá trình tranh luận tại phiên tòa, dường như việc xét hỏi và tranh luận là của Hội đồng xét xử, có một số phiên tòa Kiểm sát viên còn ngắt lời Luật sư (người bào chữa) làm cho quá trình tranh luận tại phiên tòa thiếu tính dân chủ, Ví dụ: Ngày 11 /6/2014, Tòa án nhân dân TP. Tây Ninh (Tây Ninh) đã xử sơ thẩm vụ Phạm Văn Tho bị truy tố về ba tội cướp tài sản, trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa này đã xảy ra một tình huống đáng chú ý về mặt tố tụng xoay quanh chuyện Kiểm sát viên giữ quyền công tố “ngắt lời” Luật sư, làm cho quá trình tranh luận diễn ra không đúng hướng, không đạt được chất lượng cao.

Có những phiên tòa còn diễn ra một cách tẻ nhạt và như được sắp đặt trước, kết luận của Kiểm sát viên theo một khuôn mẫu chung, thiếu dẫn chứng cụ thể để lý giải rành mạch, chi tiết, nhất là những vấn đề còn mâu thuẫn. Những lý lẽ, lập luận, đối đáp của Kiểm sát viên thường không đúng bản chất từng việc mà Luật sư đưa ra hoặc trả lời không đầy đủ, dẫn đến việc tranh luận mang tính hình thức, phiến diện. Một vấn đề rất phổ biến là khi Chủ tọa yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận với Luật sư và bị cáo về vấn đề cần làm sáng tỏ thì đại diện Viện kiểm sát thường là nêu lại lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, đọc lại bản cáo trạng hoặc chỉ kết luận rằng tôi giữ nguyên quan điểm như đã truy tố, đây là việc thể hiện rõ nét nhất của năng lực, trình độ hạn chế của Kiểm sát viên, và như thế đã vi phạm tinh thần tranh tụng đã được nêu trong Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005, đồng thời vi phạm quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

48 Kiểm sát viên không đảm bảo trình độ pháp lý nên không chủ động tham gia

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 54 - 55)