Thứ nhất, về kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm:
Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, Thẩm phán và Hội thẩm cần có nhận thức thống nhất về nội dung và ý nghĩa của sự bình đẳng trong tranh luận theo tinh thần cải cách tư pháp. Thẩm phán và Hội thẩm cần phải ý thức được rằng mình chính là người trọng tài vô tư, khách quan trong điều khiển quá trình tranh luận giữa các bên tại phiên tòa. Xác định rõ nghĩa vụ của Hội đồng xét xử là làm rõ sự thật khách quan của vụ án, chứng minh căn cứ và lý do cho phán quyết trong bản án hoặc quyết định của mình thông qua kết quả tranh luận của các bên tại phiên tòa. Ngành Toà án cần có biện pháp xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trình độ, năng lực của Thẩm phán dù có giỏi đến đâu nhưng số lượng không đủ, công việc quá tải, áp lực công việc đè nặng thì hiệu quả chắc chắn không cao. Do đó, cần có quy định về việc mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán không chỉ đối với cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là Luật sư nếu họ đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi đảm bảo đủ số lượng thẩm phán cần thay đổi số lượng thẩm phán trong thành phần Hội đồng xét xử theo hướng nâng từ một lên hai thẩm phán, giảm số lượng Hội thẩm từ hai xuống một (nếu Hội đồng xét xử có ba
GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh
51 người). Nâng Thẩm phán từ hai lên ba người, giảm số lượng Hội thẩm từ ba xuống hai người (nếu Hội đồng xét xử có năm người).
Thứ hai, Đào tạo chuyên môn và kỹ năng điều khiển phiên tòa
Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ cho Thẩm phán trước và sau khi bổ nhiệm, công việc này cần tiến hành thường xuyên. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường cần phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử chuyên sâu cho Thẩm phán đối với các vụ án trong các lĩnh vực tham nhũng, chứng khoán, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, xây dựng …
Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thì việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Cần chú ý đến văn hóa ứng xử khi điều khiển tranh luận của Thẩm phán tại phiên tòa. Vấn đề này tuy không được điều chỉnh bởi pháp luật nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của phiên tòa cũng như uy tín, vị thế của Thẩm phán nói riêng, của ngành Tòa án nói chung.
Ngoài ra đối với Thẩm phán (Chủ tọa phiên tòa) chú ý luôn luôn chủ động điều khiển phiên tòa theo một thứ tự hợp lý và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh tại phiên toà. Ở phần tranh luận cần nêu những vấn đề mang tính gợi mở để các bên tập trung vào việc hỏi làm rõ vấn đề, đồng thời điều khiển phiên tòa bảo đảm dân chủ, bình đẳng giữa các bên, kiên quyết yêu cầu Kiểm sát viên trả lời tất cả những ý kiến có liên quan đến vụ án mà người tham gia tố tụng nêu ra nếu ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.