Bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận thông qua

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 37 - 39)

Hiến pháp

Nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận tuy vẫn chưa được cụ thể hóa trong Hiến pháp nhưng tinh thần của nó được thể hiện thông qua Khoản 1 Điều 16 của Hiến pháp sửa đổi 2013 là “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Ngoài ra ở Điều 103 khoản 5 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 cũng quy định “Nguyên tắc tranh

tụng trong xét xử được bảo đảm”. Tranh tụng và tranh luận tại phiên tòa hình sự là

hai khái niệm không đồng nhất. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó “tranh tụng tại phiên tòa” là “cái chung” và “tranh luận tại phiên tòa” là “cái riêng” (bộ phân cấu thành), tranh tụng tại phiên tòa có nội hàm rộng hơn bao gồm không chỉ phần tranh luận mà cả các phần khác (thủ tục phiên toà, xét hỏi, nghị án và tuyên án) của quá trình xét xử vụ án hình sự còn tranh luận tại phiên toà là một bộ phận cấu thành của tranh tụng và là sự thể hiện một cách tập trung, rõ nét nhất của quá trình tranh tụng. Nên việc đảm bảo tranh tụng trong xét xử được cụ thể hóa trong Hiến pháp sẽ phần nào đáp ứng được sự bình đẳng và dân chủ trong vấn đề quy định pháp lý.

Đây là một trong những đổi mới đáng chú ý vì lần đầu tiên Hiến pháp đã ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử.Việc hiến định nguyên tắc tranh

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

31 tụng mang nhiều ý nghĩa, cụ thể là Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định chính thức về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng như vậy sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ tư pháp, của công dân trong quá trình thực hiện các quyền năng khi tham gia tranh tụng nói chung và tranh luận nói riêng. Đồng thời thực tiễn xét xử sẽ thay đổi, với bước tiến mới trọng tâm là hoạt động tranh tụng được bảo đảm, phát huy tối đa tính công bằng, dân chủ. Thứ hai việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp là tiền đề để xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm tranh tụng nói chung và tranh luận nói riêng trong các văn bản pháp luật tố tụng. Hiến pháp là đạo luật gốc, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất. Do vậy, khi Hiến pháp quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng như vậy thì góp phần tạo điều kiện cho nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận được thực hiện một cách có hiệu quả.

2.2.1.2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận thông qua pháp luật tố tụng hình sự pháp luật tố tụng hình sự

Nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận chưa được nhà làm luật ghi nhận như là một nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng hình sự Việt Nam, nhưng cũng có nhiều quy định chứa đựng nội dung của nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận như quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án tại Điều 5, nguyên tắc xác định sự thật vụ án tại Điều 10, xét xử công khai tại Điều 18, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Điều 3, các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các quy định về tranh luận tại phiên tòa... của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

Để đảm bảo các bên tham gia tố tụng được tranh luận một cách khách quan, công bằng và bình đẳng thì sự tham gia của Luật sư (đóng vai trò là người bào chữa) là vô cùng quan trọng, sự tham gia của Luật sư sẽ tạo được sự cân bằng trong tranh luận vì trong quá trình tranh luận Luật sư tham gia đóng vai trò là đại diện cho người dân, thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can và bị cáo sẽ là chủ thể chủ yếu đối đáp, tranh cãi với Kiểm sát viên người đại diện của cơ quan nhà nước thực hiện chức năng buột tội. Việc quy định các được mời người bào chữa sớm, từ giai đoạn điều tra đã phần nào nói lên điều đó. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng 2003 thì người tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền mời người bào chữa hoặc tự mình bào chữa theo các Điều 48, 49, 50.

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

32 Hoạt động tranh luận ngoài sự tham gia của Luật sư thì Kiểm sát viên chính là một chủ thể bắt buột trong cả quá trình xét xử nói chung và quá trình tranh luận nói riêng, tranh luận của Kiểm sát viên được thể hiện rõ nét tại các Điều 217, 218 trong chương XXI “Tranh luận tại phiên tòa”. Kiểm sát viên sẽ đọc lời luận tội tại phiên tòa và tiếp đó sẽ đáp lại những ý kiến, yêu cầu của những người tham gia tố tụng khác xung quanh lời luận tội. Nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận có đảm bảo được hay không phần nào là có sự tham gia của Kiểm sát viên, Kiểm sát viên ngoài tham gia với chức năng buột tội thì còn tham gia với chức năng giám sát hoạt động xét xử có diễn ra đúng pháp luật không để đảm bảo được tính dân chủ và khách quan trong qua trình xét xử nói chung và tranh luận tại phiên tòa nói riêng.

Bộ luật Tố tụng quy định khá đầy đủ về vấn đề bảo đảm được nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận được thực hiện, mà quan trọng nhất đó là việc điều khiển phiên tòa của Hội đồng xét xử, mà chủ tọa phiên tòa là người tác động đến sự bình đẳng nhiều nhất, và nhiệm vụ quan trọng nhất của chủ tọa phiên tòa là việc điều khiển tranh luận giữa bên bào chữa và Kiểm sát viên, mặt khác thì kiên quyết yêu cầu Kiểm sát viên phải đối đáp lại tất cả các ý kiến tranh luận với bên bào chữa thì

“Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của Người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà

những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận”.9

Như vậy theo những quy định đó đã bước đầu tạo ra sự khách quan trong quá trình tranh luận cũng như những tiền đề để quá trình tranh tụng tại phiên tòa, đặc biệt là hoạt động tranh luận của kiểm sát viên và người bào chữa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 37 - 39)