Tranh luận phải diễn ra dân chủ

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 30 - 32)

Trong vấn đề xét xử tại phiên tòa thì nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bao trùm trong cả hoạt động xét xử của Tòa án và cũng là nguyên tắc thể hiện được tính dân chủ và khách quan của nhà nước đối với nhân dân, ngoài ra tính dân chủ còn được thể hiện ở nhiều quy định trong Hiến pháp sửa đổi 2013 điển hình là quy định của Khoản 4 Điều 103: “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

24

theo đa số trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Khi xét xử các thành viên

của Hội đồng xét xử ngang quyền với nhau và biểu quyết theo đa số đối với từng vấn đề, người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo hoạt động xét xử được khách quan, toàn diện, tránh độc đoán, chủ quan duy ý chí xâm phạm đến quyền được xét xử công bằng, ảnh hưởng tới quyền con người.

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cũng quy định về tính dân chủ trong khi xét xử nói chung và tranh luận nói riêng như sau: Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia tại Điều 15, quyền của các tổ chức, công dân tham gia tố tụng hình sự tại Điều 25, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tại Điều 31, sự giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tại Điều 32 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Chế độ xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân được coi là một trong những biểu hiện của tính xã hội, tính nhân dân của Tòa án (cơ quan xét xử duy nhất), biểu tượng của nền công lý thuộc về nhân dân. Vì vậy, tất cả các hệ thống tố tụng hình sự dù đó là hệ thống thẩm vấn hay hệ thống tố tụng tranh tụng, đều áp dụng chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia và với số lượng nhiều hơn Thẩm phán tại phiên tòa. Tư tưởng về sự tham gia đại diện của dân vào quá trình xét xử trong tư cách “Thẩm phán không chuyên nghiệp” là một nguyên tắc thể hiện rõ nét nhất bản chất dân chủ của Tố tụng hình sự.

Tranh luận tại phiên tòa là quá trình quan trọng trong việc quyết định ra bản án, nên phần tranh luận diễn ra một cách dân chủ và có sự giám sát của các cơ quan tiến hành tố tụng là điều không thể thiếu, một trong những quy định thể hiện tính dân chủ trong tranh luận của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là Điều 19 “...quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận

dân chủ trước Tòa án.”, ngoài ra còn có quy định về tranh luận tại phiên tòa “...

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên

tòa không được hạn chế thời gian tranh luận...” ở Điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự

2003. Tranh luận tại phiên tòa phải bảo đảm tính dân chủ, chỉ khi đạt được yêu cầu về dân chủ thì mới đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tham gia tranh luận. Tranh luận dân chủ được thể hiện ở việc bình đẳng giữa Kiểm sát viên với các chủ thể khác tham gia tố tụng, Kiểm sát viên là chủ thể đại diện cho cơ quan nhà nước thực

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

25 hiện chức năng buột tội nhưng lại được dặt ngang quyền với những người tham gia tranh luận tại phiên tòa (người dân).

Ý nghĩa của việc tranh luận dân chủ: Sự tham gia của Luật sư (đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng bào chữa) tranh luận dân chủ với Kiểm sát viên sẽ giúp hội đồng xét xử đánh giá đúng các tình tiết vụ án và tìm ra sự thật của vụ án để ra phán quyết trung thực nhất. Ngoài ra sự có mặt của Hội thẩm nhân dân chính là sự đại diện của nhân dân vào hoạt động xét xử tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 30 - 32)