Tranh luận phải diễn ra công khai

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 27 - 30)

Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Tố tụng hình sự. Đảm bảo tính công khai trong hoạt động tố tụng là vấn đề rất được Nhà nước quan tâm. Tư tưởng về tính công khai trong hoạt động tố tụng đã được ghi nhận trong Hiến Pháp 2013 tại Khoản 3 Điều 103 như sau: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư

theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”, ngoài

ra còn được cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tại Điều 18 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2003 quy định: “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này qui định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.

Hiến pháp đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất cũng như các văn bản luật chuyên ngành đều quy định: việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều có thể tham dự và Tòa án phải công bố tất cả các quyết định được thông qua trong quá trình xét xử vụ án. Tòa án xét xử công khai ở trụ sở Tòa án nhưng trong trường hợp cần phát huy mạnh mẽ tác dụng giáo dục và phòng ngừa của công tác xét xử thì Tòa án có thể tiến hành các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra tội phạm. Cụ thể hóa nguyên tắc xét xử công khai của tòa án thể hiện qua việc: Nội dung phiên tòa, thời gian, địa điểm mở phiên tòa phải được niêm yết công khai trước khi xét xử, kết quả xét xử tại phiên tòa có thể được công bố trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác để cho mọi người được biết.

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

21 Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc công khai không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp, với mọi vụ án đều phải xét xử công khai, mà có những trường hợp đặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc bí mật của đương sự thì Tòa án được phép xử kín. Xử kín là một chế định đã được quy định ngay từ Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 đầu tiên của nước ta và được khẳng định lại tại điều 18 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Việc quy định về xử kín là hoàn toàn hợp lý, vì lợi ích của xã hội, vì lợi ích của đương sự, thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với nhân phẩm, danh dự của đương sự trong vụ án.

Quy định này cũng phù hợp với hầu hết với pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay hai khái niệm “thuần phong mỹ tục của dân tộc” và “bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách cụ thể, chi tiết để áp dụng được thống nhất. Do vậy, trên thực tế để coi một vụ án có thuộc các trường hợp phải xử kín hay không chủ yếu dựa vào đánh giá của cơ quan xét xử. Việc bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai không chỉ thể hiện tính minh bạch trong xét xử mà còn nhằm thực hiện sự giám sát của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặt Tòa án nhân dân và cơ quan tiến hành tố tụng dưới sự giám sát của người dân.

Ngoài ra Luật tổ chức Tòa án năm 2002 cũng đã cụ thể hóa tư tưởng xét xử công khai, được quy định ở Điều 7: “Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ

bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ”. Trên thực tế thì các vụ án

hiếp dâm, tội phạm liên quan đến tình dục thường được xét xử kín. Bởi đối với các vụ án hiếp dâm, người bị hại phải kể tỉ mỉ các tình tiết của vụ án, người giám định cần phải đưa ra kết luận về người bị hại, người làm chứng cũng phải trình bày những tình tiết mà họ biết về vụ án. Nếu vụ án được xét xử công khai, với sự tham gia của nhiều người thì sẽ làm cho người bị hại không dám kể chi tiết về những tình tiết của vụ án xảy ra. Tâm trạng đó có thể xảy ra đối với bị cáo, người làm chứng,.. và như vậy việc xác định sự thật của vụ án sẽ gặp khó khăn. Trường hợp này, Tòa án có thể quyết định xử kín, nhưng phải tuyên án công khai. Ví dụ, một vụ án điển hình làm xôn xao dư luận đó là vụ án xét xử Sầm Đức Xương (nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) năm 2010, Tòa án đã quyết định xử kín. Vụ án này liên quan đến tình dục mà nạn nhân lại là các trẻ em gái chưa thành niên, những tình tiết của vụ án có thể sẽ rất nhạy

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

22 cảm và riêng tư, thậm chí có thể phải tả lại cả những tình tiết tế nhị. Nếu xét xử công khai vụ việc này, liệu các tình tiết của vụ án có thể được kể ra một cách chi tiết, đầy đủ không, đó là chưa kể đến việc ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự cũng như tương lai của người bị hại. Vì vậy, theo yêu cầu lợi ích chính đáng của đương sự, cũng như để đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc, nên Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã quyết định xét xử kín.

Do tranh luận là một thủ tục đặc biệt của xét xử nên phần tranh luận cũng phải diễn ra công khai, tranh luận diễn ra công khai tại phiên được hiểu là tranh luận giữa bên buộc tội và bên bào chữa phải diễn ra trước sự chứng kiến của những người có mặt tại phiên tòa. Trong trường hợp các vụ án được xét xử lưu động thì phần Tranh luận tại phiên tòa lưu động là việc tranh luận công khai không phải tại Tòa án mà thường là tại nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi có tranh chấp xảy ra , nơi bị cáo, các đương sự cư trú…Ví dụ: Vụ án “bắt cóc chiếm đoạt tài sản” và “tiêu

thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được Tòa án nhân dân TP. Cần Thơ xét

xử lưu động ở nhà văn hóa thông tin xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, trong vụ án này phần tranh luận được diễn ra công khai tại nơi xét xử và Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Phú Hải 16 năm tù, Thái Long Hồ 14 năm tù, Nguyễn Thị Kim Chi 12 năm tù và Trương Hữu Luân 10 năm tù. Bị cáo Nguyễn Thành Thắng bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về Riêng bị cáo Trần Hữu Gìn bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “không tố giác tội phạm”.

Trong trường hợp vụ án được Tòa án quyết định xét xử kín thì phần tranh luận cũng sẽ được xét xử kín các chủ thể có thể tham gia vào phần tranh luận ở trong trường hợp vụ án được xử kín chỉ có Hội đồng xét xử (gồm thẩm phán, hội thẩm nhân dân), kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch được tham gia phiên tòa. Các chủ thể khác như người thân của bị cáo, người thân của bị hại,… Người không có nhiệm vụ không được tham dự phiên tòa xét xử đối với toàn bộ hay một phần vụ án.

Ý nghĩa của việc tranh luận công khai:

Thứ nhất, đối với các nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận: Tranh luận công khai nhằm bảo đảm cơ chế kiểm tra và giám sát của dân đối với hoạt động xét

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Hoàng Vỉnh

23 xử trong tố tụng hình sự. Sự kiểm tra giám sát của dân đối với hoạt động nhà nước nói chung và hoạt động xét xử nói riêng là đòi hỏi cấp bách của một xã hội dân chủ, phần nào đó hoạt động tranh luận công khai trước phiên tòa sẽ đảm bảo được sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tranh luận, bởi sự giám sát của nhân dân. Việc bảo đảm tranh luận công khai không chỉ thể hiện tính minh bạch trong xét xử mà còn nhằm thực hiện sự giám sát của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặt Tòa án nhân dân và cơ quan tiến hành tố tụng dưới sự giám sát của người dân. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm.

Thứ hai, đối với cơ quan tiến hành tố tụng: Việc tranh luận công khai là một

trong những bảo đảm cho hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Như đã nói ở trên, việc xét xử công khai là một trong nhưng bảo đảm cho hoạt động tố tụng diễn ra cách dân chủ và minh bạch. Toà án xét xử công khai có tác dụng duy trì tiến trình duyệt xét chứng cứ hiện hữu. Về mặt tâm lí chủ quan, sự có mặt của nhân dân sẽ giảm thiểu khả năng khai man và bóp méo sự thật của người làm chứng. Đồng thời, sự có mặt của quần chúng nhân dân sẽ khiến nhân chứng e sợ rằng lời khai man của họ có thể bị những người biết rõ nội tình trong nhân dân vạch trần. Về mặt cơ hội khách quan, toà án xét xử công khai tạo điều kiện cho những người biết rõ nội tình tham gia quan sát việc xét xử và qua đó có thể đứng ra làm chứng, cung cấp thêm thông tin (mà trước đây nguyên cáo, bị cáo cũng như toà án chưa biết) để làm sáng tỏ vấn đề hoặc để đối chất với kẻ khai man trước toà.

Thứ ba, đối với nhân dân: Tranh luận diễn ra công khai sẽ nâng cao công tác

giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân , tạo điều kiện để người dân có cơ hội học hỏi về cơ chế vận hành của hệ thống tư pháp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Một phần của tài liệu nguyên tắc bình đẳng trong tranh luận trong tố tụng hình sự lý luận – thực tiễn (Trang 27 - 30)