Mục tiêu về hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 89 - 91)

bị thu hồi đất

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII về chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2020;

UBND tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2020 với nội dung sau:

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp; từng bƣớc đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu của thị trƣờng lao động; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng.

- Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chƣơng trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và các chƣơng trình kinh tế xã hội khác. Tạo điều kiện để các nghề truyền thống, làng nghề của từng địa phƣơng đƣợc nhân rộng, phát triển bền vững.

Mục tiêu giải quyết việc làm cho nông dân thành phố Phủ Lý:

- Giải quyết việc làm cho 9.200 lao động và giải quyết việc làm thêm cho hơn 10.000 lao động trên địa bàn thành phố tính đến năm 2020.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2020. Trong đó, lao động nữ tham gia học nghề chiếm 60%.

82

chất lƣợng đào tạo; đến năm 2020 tăng thêm 30 cơ sở dạy nghề.

- Giải quyết việc làm mới cho 75.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 15.000 đến 15.200 ngƣời. Giải quyết việc làm thêm cho khoảng 90.000 ngƣời, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm thêm khoảng 1800 ngƣời.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dƣới 5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là 85%.

Chất lƣợng lao động là tiêu chí quan trọng trong mục tiêu giải quyết việc làm của thành phố Phủ Lý. Ngƣời lao động có trình độ văn hóa và đƣợc đào tọa nghề có bài bản sẽ có khả năng tiếp cận và làm chủ đƣợc khoa học, công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên về chƣơng trình đào tao cần xem xét kỹ về chƣơng trình đào tạo sao cho có tính ứng dụng cao, ngƣời đƣợc đào tạo có thể tiếp thu đƣợc kiến thức, kỹ năng, tay nghề và áp dụng đƣợc đẻ tạo ra sản phẩm có chất lƣợng với giá thành thấp, tăng thu nhập.

Những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã và đang có những bƣớc chuyển mình đáng kể. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại thay thế lao động chân tay trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thủy sản… góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đƣợc xây dựng hoạt động, đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong tỉnh. Thế nhƣng, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: Đào tạo việc làm chƣa “ăn khớp” với nhu cầu doanh nghiệp, nên nhiều học viên sau khi ra trƣờng, lao động đã qua đào tạo vẫn chịu cảnh thất nghiệp, trong khi doanh nghiệp thì hô hào tuyển dụng. Thực tế đó đã đẩy lao động tỉnh nhà, nhất là lao động nông thôn vào thế “cám treo để heo nhịn đói”.Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Nhiều địa phƣơng, cán bộ, đảng viên và xã hội nhận thức chƣa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thƣờng xuyên, liên tục và có hệ thống.

83

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 89 - 91)