Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 51 - 57)

Ngành Tỉ trọng (%) Giá trị (tỉ đồng)

Nông, lâm, thủy sản 16,16 1960,1

Công nghiệp - xây dựng 53,05 14627,8

Dịch vụ 30,79 12186,8

(Nguồn: UBND tỉnh Hà Nam)

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động Thành phố Phủ Lý năm 2014

Ngành Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu

Nông, lâm, thủy sản 44.301 63,56

Công nghiệp - xây dựng 15.076 21,63

Dịch vụ 10.323 14,81

(Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội Hà Nam)

3.1.3. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Phủ Lý Thành phố Phủ Lý

Trong giai đoạn 4 năm từ 2011 - 2014, Thành phố đã ra quyết định thu hồi đất của hơn 480 dự án với tổng diện tích đất thu hồi là 295,53 ha. Tính trung bình hàng năm trên địa bàn TP bình quân có trên 120 dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), với diện tích thu hồi khoảng 75 ha đất nông nghiệp. Theo đánh giá của. Hoạt động GPMB trên địa bàn TP chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tiến độ theo chỉ đạo của Tỉnh và TP ở một số dự án công trình trọng điểm. Tổng diện tích đất thu hồi đất theo Quyết định thu hồi của Phủ Lý lớn nhƣ vậy, nhƣng mức độ hoàn thành diện tích đất thu hồi đúng hạn của các dự án trên địa bàn TP bình quân năm đạt tỉ lệ thấp. Kết quả thực hiện thu hồi đất của các dự án đƣợc tổng hợp ở bảng 3.4 dƣới đây.

44

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý

Năm

Diện tích đất thu hồi (ha) Mức độ hoàn thành diện tích đất thu hồi đúng hạn (%) Tổng diện tích đất

nông nghiệp thu hồi

Diện tích đất đã bàn giao mặt bằng 2011 37,37 11,8 31,6 2012 50,17 16,4 32,7 2013 130,03 43,17 33,2 2014 77,96 26.58 34,1 Tổng cộng 295,53 97,95 33,1

(Nguồn: Ban chỉ đạo GPMB Thành phố Phủ Lý)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu của phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng các KCN đƣợc đánh giá là góp phần tích cực chuyển một bộ phận lực lƣợng lao động nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn, làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống của ngƣời nông dân. Nhƣng thực tế, số ngƣời bị thu hồi đất đƣợc nhận vào làm công nhân tại các doanh nghiệp trong KCN là rất thấp, nhiều ngƣời sau khi bị thu hồi đất, không tìm đƣợc việc làm đã phải quay sang làm các nghề không cơ bản nhƣ “xe ôm”, cửu vạn, bán hàng rong,… có ngƣời thì quay lại làm nông nghiệp trên diện tích đất ít ỏi còn lại của gia đình mình. Đối với những ngƣời đƣợc nhận vào làm việc tại các KCN, số tiền lƣơng họ nhận đƣợc hàng tháng cũng rất thấp, có những nơi lƣơng tháng chỉ 700 - 800 ngàn đồng, trong khi giá cả cái gì cũng tăng thì ngƣời dân không thể có đƣợc một cuộc sống đảm bảo.

Từ kết quả khảo sát của tác giả cho thấy trình độ văn hóa và năng lực chuyên môn của ngƣời lao động vùng có đất bị thu hồi hiện nay còn rất thấp. Trong số 159 hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất đƣợc khảo sát ở Phủ Lý tƣơng ứng với 495 ngƣời lao động cho thấy có 97 lao động có trình độ dƣới lớp 9, chiếm tỉ lể 19,6 %, 398 lao động trình độ văn hóa từ lớp 9 đến lớp 12 chiến 80,6 %. Có tới 212 ngƣời lao động chƣa qua đào tạo chiếm 43% và 283 ngƣời lao động đã và đang đƣợc đào tạo chiếm

45

tỉ lệ 57%. Với chất lƣợng lao động thấp nhƣ vậy, dẫn đến tình trạng nếu có đƣợc tuyển vào DN, cũng chỉ là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp và hậu quả là thu nhập thấp; nếu tự tạo việc làm, khả năng quản lý của họ cũng sẽ gặp khó khăn, kết quả là tác động của chính sách việc làm đối với thanh niên vùng thu hồi đất chƣa cao. Vì thế, việc hoàn thiện chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất trong thời gian tới cần hƣớng vào việc nâng cao trình độ văn hóa và tăng cƣờng đào tạo chuyên môn kỹ thuật, năng lực quản lý để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thanh niên. Hầu hết số hộ trả lời phiếu khảo sát đều có ngƣời đang phụ thuộc trong gia đình với 136 trên tổng số 159 hộ gia đình (85,5%), số hộ gia đình không có ngƣời phụ thuộc là 23 chỉ chiếm 14,5 % số hộ khảo sát.

Trong 495 ngƣời lao động thuộc 159 hộ gia đình đƣợc khảo sát có tới 328 ngƣời làm nghề nông nghiệp chiếm tới 66,3%, trong khi có chƣa tới 34 % ngƣời lao động làm nghề phi nông nghiệp và hỗn hợp.Khác với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, Phủ Lý chỉ diện tích đất nông nghiệp tƣơng đối; nếu kể cả đất lâm nghiệp thì có 1.526,95 ha, chiếm 44,56% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố (theo mức chung, đất nông nghiệp chiếm 28% diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc). Tức là ở Phủ Lý, khi những ngƣời nông dân bị thu hồi đất, họ có rất ít khả năng để tiếp tục sinh sống bằng nghề nông, mà phải chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ. Ở địa bàn Phủ Lý, phần lớn ngƣời lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất thì chuyển sang làm tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề, hoặc làm dịch vụ thƣơng mại, đi xây dựng kinh tế ở vùng đất mới.

Ta có thể thấy rằng, việc phát triển KCN trong thời gian qua đã làm cho một bộ phận lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp bị mất một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất, dẫn đến mất việc làm, gặp nhiều khó khăn trong tìm và tạo việc làm mới. Đất canh tác của họ đã đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng, nhƣờng chỗ cho các KCN, nhƣng lao động lại chƣa đƣợc chuyển đổi tƣơng ứng. Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị hóa nhanh, nhƣng tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chậm, chƣa tƣơng xứng. Sự lệch pha này làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất rơi vào cảnh không có việc làm, không

46

tìm đƣợc việc làm mới và không có thu nhập ổn định.

* Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thất nghiệp của người nông dân sau khi bị thu hồi đất:

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến ngƣời dân thất nghiệp, phải chuyển đổi sang các nghề không cơ bản sau khi bị thu hồi đất:

Thứ nhất, số lao động quá tuổi tuyển dụng chiếm tỷ lớn. Trong số những ngƣời bị mất việc làm do thu hồi đất thì số lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 50%, họ là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhƣng thƣờng quá tuổi tuyển dụng, trình độ văn hóa hạn chế, khả năng học nghề thấp và khó thích nghi với công việc mới. Trong khi đó, các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động trẻ độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, có tay nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Theo khảo sát của tác giả trong tổng số 159 phiếu điều tra thu đƣợc ứng với 495 ngƣời lao động thuộc diện bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý có 274 lao động trên 35 tuổi (chiếm 55,4 %) và họ cảm thấy khó khăn trong việc kiếm việc làm có nguyên nhân liên quan đến vấn đề tuổi tác.

Thứ hai, trình độ của ngƣời lao động còn nhiều hạn chế. Bản thân của ngƣời lao động bị thu hồi đất có xuất thân từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực, tình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, chƣa hình thành đƣợc tác phong lao động công nghiệp nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động.

- Theo một cuộc điều tra khảo sát của phòng lao động và thƣơng binh xã hội thành phố Phủ Lý về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các hộ bị thu hồi đất ( 5/2008), số ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 8,2%, trung cấp 6,8%, học nghề và tƣơng đƣơng 8,8%, không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 76,2%.

- Về cơ cấu nghề nghiệp, công việc của những ngƣời này trƣớc khi bị thu hồi đất có tới 69,5% số ngƣời trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp, 8,3% làm công nhân, 4,6% làm thƣơng mại, 3,6% làm các công việc hành chính, 1,5% làm nghề xe ôm và 7,8% làm nghề khác, 4,7% không có việc làm. Tuy nghề nghiệp của họ khá đa dạng, nhƣng phần lớn là nghề nông.

47

- Do trình độ chuyên môn và nghề nghiệp nhƣ vậy, nên cơ hội ngƣời dân tự tìm việc làm trong công nghiệp và dịch vụ của những ngƣời sau khi bị thu hồi đất là rất khó khăn.

- Trƣớc thực tế ấy, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 65/2004/TTLT/BTC-BLĐTBXH quy định về hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, trong đó có các hộ bị thu hồi đất canh tác để xây dựng các công trình công cộng, KCN. Một số địa phƣơng cũng có những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất đi học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp nhƣ: hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo, thậm chí đào tạo miễn phí cho ngƣời bị thu hồi đất; mở thêm nhiều cơ sở dạy nghề xuống tận huyện, xã,... Tuy nhiên, trong những năm qua, việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động không bài bản, thiếu chiến lƣợc và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Số lao động mất đất, không có nghề, cần đào tạo thì nhiều, nhƣng đào tạo không đƣợc bao nhiêu. Các địa phƣơng chủ yếu cho lao động đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề nên ngƣời lao động không đƣợc chủ động học nghề và doanh nghiệp cũng không chủ động đào tạo nghề để tuyển dụng lao động. Không ít lao động bị thu hồi đất đƣợc đào tạo nghề không phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động, chất lƣợng đào tạo nghề còn thấp. Mức độ đào tạo mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ các đơn vị nhận đất và từ Nhà nƣớc là rất thấp, các hộ bị thu hồi đất vẫn tự đào tạo là chính. Theo số liệu điều tra ở một số địa phƣơng cho thấy, tỷ lệ lao động sau khi tự đi học chuyển đổi nghề nhƣng không tìm đƣợc việc làm khá cao. Trung bình cứ 1.000 hộ dân bị thu hồi đất thì có 300 ngƣời tự đầu tƣ bỏ tiền đi học nghề, nhƣng chỉ có 90 ngƣời đƣợc tuyển dụng, 210 ngƣời không tìm đƣợc việc làm, tức là có 66% lao động không tìm đƣợc việc làm sau khi đã đào tạo nghề.

Thứ ba, nhận thức của một bộ phận lao động còn thụ động. Một bộ phận nông dân còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách đền bù mà chƣa tự mình cố gắng vƣợt khó khăn, tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, còn thực trạng là ngƣời nông dân không thực sự mặn mà với việc học nghề, chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học nghể để chuyển đổi nghề nghiệp và tìm đƣợc việc làm mới. Một trong những nguyên nhân là họ chƣa quen với những việc cần phải vận động suy nghĩ, học các

48

kiến thức mới để điều khiển những thiết bị hiện đại. Họ thƣờng có chung một suy nghĩ là làm nghề nông cơ cực, nhƣng lại dễ. Việc bồi thƣờng, hỗ trợ từ trƣớc đến nay đều đƣợc thực hiện dƣới hình thức chi trả trực tiếp. Chính vì vậy, khi đƣợc chính quyền địa phƣơng giao số tiền này, thì họ thƣờng sử dụng để mua sắm phƣơng tiện, vật dụng chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Lãnh đạo phòng LĐ-TBXH Phủ Lý cho biết, gần 58% ngƣời dân sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, trong khi đó, đầu tƣ cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Nhìn bề ngoài có vẻ nhƣ đời sống của họ đƣợc cải thiện rõ rệt, nhƣng bên trong tiềm ẩn một nguy cơ bất ổn rất lớn do không có nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định.

Thứ tư, đào tạo chuyển đổi nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng. Hệ thống cơ sở dạy nghề hiện nay chủ yếu là đào tạo nghề phổ thông, các nghề truyền thống. Giáo trình, trang thiết bị dạy nghề còn lạc hậu so với yêu sản xuất, với dây chuyền trong các doanh nghiệp, và nhất là với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ quả là chất lƣợng đào tạo không đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tuyển dụng. Hơn nữa, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc định hƣớng cho ngƣời dân học nghề, chuyển đổi nghề phù hợp sau khi bị thu hồi đất sản xuất.

Theo kết quả khảo sát của tác giả có 128 hộ gia đình trong tổng số 159 hộ ( chiếm 80,5%) cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề. Trong đó có trên có 50% số hộ gia đình gặp khó khăn về vấn đề trình độ học vấn và trình độ tay nghề.

Thứ năm, công tác quản lý của Nhà nƣớc còn nhiều bất cập ở nhiều địa phƣơng, kế hoạch thu hồi đất xây dựng KCN chƣa gắn kết đƣợc với quy hoạch tái định cƣ và kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề cho những ngƣời dân bị mất đất; chƣa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho ngƣời dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp. Hơn nữa, các cấp chính quyền chƣa thông tin, tuyên truyền đầy đủ về kế hoạch, quy hoạch thu hồi đất, làm cho ngƣời lao động bị động trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm.

Khi quy hoạch KCN, đã có rất nhiều hộ ôm tiền đền bù mà không biết làm gì để sống. Vài năm sau, khoản tiền ít ỏi ấy vơi dần nên phải đi làm thuê, làm mƣớn

49

sống lay lắt hoặc bỏ xứ đi nơi khác tìm kế mƣu sinh.

Thứ sáu, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng chƣa có chế tài cụ thể quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với lao động bị mất việc làm sau khi giải phóng mặt bằng. Nhiều nông dân thiếu việc làm có nguyên nhân từ sự thất hứa của các chủ sử dụng lao động. Cục Hợp tác xã – Phát triển nông thôn đƣa ra con số đáng lo ngại là có tới 67% số lao động mất đất vẫn phải bám nghề nông để sống và thêm 20% nữa thì chịu cảnh thất nghiệp hoặc không ổn định. Có nghĩa là, chỉ có 13% là tìm đƣợc công việc mới. Trƣớc khi đầu tƣ, chủ doanh nghiệp hứa sẽ sử dụng lao động tại địa phƣơng nhƣng thực tế tỷ lệ này rất thấp. Mặc dù trong đề án nghiên cứu khả thi, hầu hết doanh nghiệp nào cũng cam kết ƣu tiên tuyển dụng lao động bị thu hồi đất sau khi dự án đi vào hoạt động; và nhiều địa phƣơng cũng tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp phải nhận ngƣời lao động bị mất đất vào làm việc trong các KCN, nhƣng thực tiễn việc này diễn ra không hoàn toàn nhƣ vậy. Trên thực tế sau khi thanh toán một khoản tiền đền bù, ngƣời chủ đầu tƣ dự án không phải chịu trách nhiệm gì về giải quyết việc làm đối với ngƣời lao động bị thu hồi đất trƣớc pháp luật.

Thứ bảy, vẫn tồn tại thực trạng đất nông nghiệp bị thu hồi không đƣợc sử dụng ngay mà bỏ hoang hoá do dự án xây dựng các KCN “bị treo”. Tình trạng này gây lãng phí đất nông nghiệp rất lớn, nông dân không có đất sản xuất, mất việc làm, thất nghiệp, đời sống bấp bênh. Những năm gần đây thành phố Phủ Lý đã tiến hành xử lý một loạt các dự án treo trong đó điển hình là quyết định thu hồi đất của một số dự án (xem phụ lục 4).

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan dẫn tới cảnh nông dân sau khi giao đất bị mất việc làm, trong đó nguyên nhân chính là do các cơ quan chức năng và bản thân ngƣời nông dân vẫn chƣa có sự chuẩn bị tốt về khả năng tìm kiếm việc làm trƣớc khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)