Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 47 - 49)

Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam. Thành phố Phủ Lý có 8.787,3 ha diện tích tự nhiên với 136.654 dân (2014).

Vị trí địa lý: Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lƣu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ và nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam đi qua. Chính vì vậy điều kiện giao thông của địa phƣơng này rất thuận lợi cả đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng sắt. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Khí hậu: Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của Thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi trồng trọt quanh năm.

Giao thông: Thành phố Phủ Lý có điều kiện giao thông thuận lợi với tuyến quốc lộ 1A, tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam chạy xuyên qua trung tâm thành phố, ga Phủ Lý. Cộng với vị trí địa lý ở ngã ba sông hợp lƣu của sông Đáy, sông Châu Giang, và sông Nhuệ nên địa phƣơng có điều kiện thuận lợi về cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy để phát triển, giao lƣu kinh tế, thƣơng mại, trao đổi giao lƣu và hòa nhập vớicác vùng lân cận và cả nƣớc.

Đất đai: Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh đƣợc tạo nên bởi phù sa của các sông lớn nhƣ: sông Đáy, sông Châu, sông Hồng.

40

Theo số liệu kiểm kê đât đai, đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 thành phố có 3.426,77 ha chiếm 3,98% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có 1.526,95 ha, chiếm 44.56% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp có 1.868,07 ha, chiếm 54.51% diện tích tự nhiên; diện tích đất chƣa sử dụng có 31,75 ha, chiếm 0,93 % diện tích tự nhiên.

Trong một vài năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố giảm dần do đất bị thu hồi để phục vụ các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các cụm làng nghề. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 89 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Phủ Lý, nâng tổng diện tích tự nhiên của thành phố lên 8.787,30 ha và hơn 13.600 nhân khẩu với 21 đơn vị hành chính (gồm 11 phƣờng và 10 xã). Đây sẽ là điều kiện thuận lợi nhƣng cũng là thách thức lớn đối với thành phố trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Với quá trình CNH - HĐH, thành phố tiến hành thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đáp ứng việc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH - HĐH nền kinh tế. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 54% tổng diện tích đất sử dụng của thành phố với 1.868,07 ha. Diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ngoại thành và các xã mới sáp nhập vào thành phố cũng khá lớn với 1.526,95 ha, chiếm 44,56% tổng diện tích. Tỷ lệ đất chƣa sử dùng là rất nhỏ, chỉ 31,75 ha, chiếm 0,93%. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng đất của thành phố Phủ Lý khá cao. Thành phố đã đƣa vào sử dụng nguồn tài nguyên đất với hiệu suất lớn.

Tài nguyên du lịch:

Với vai trò là trung tâm của tỉnh lị, thành phố Phủ Lý có vị thế quan trọng trong việc khai thác và phát triển tài nguyên du lịch của Hà Nam. Cách thủ đô Hà Nội gần 60km về phía nam, thành phố Phủ Lý nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, có hệ thống đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ rất thuận tiện. Đây là tuyến đƣờng chính để đi tới các khu du lịch lân cận nhƣ Tam Cốc Bích Động thuộc Ninh Bình, chùa Hƣơng của Hà Tây, Phủ Giầy, đền Bảo Lộc và khu nghỉ mát Thịnh Long của Nam Định với bán kính không lớn. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của Phủ Lý nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung.

41

Trong chiến lƣợc phát triển du lịch Hà Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngành đã xác định tỉnh Hà Nam nói chung và thành phố Phủ Lý nói riêng là vùng phụ cận của du lịch Hà Nội, điểm du lịch trên tuyến du lịch xuyên Việt. Với tiềm năng nhƣ vậy, nếu đƣợc đầu tƣ thích đáng chắc chắn du lịch nơi đây sẽ phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn nhƣ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tham quan lễ hội tín ngƣỡng, văn hoá thể thao,…

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 47 - 49)