Quan điểm về hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 86 - 89)

ngƣời lao động bị thu hồi đất

4.1.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất động bị thu hồi đất

4.1.1.1. Về quan điểm xây dựng chính sách liên quan đến thu hồi đất

- Việc bồi thƣờng và tái định cƣ khi thu hồi đất không phải là gánh nặng của phát triển mà là tạo cơ hội cho phát triển.

Nhà nƣớc khi ban hành chính sách cần chú ý đến nguyên tắc về đổi mới: Phải tuân theo nguyên tắc thị trƣờng để thực hiện việc bồi thƣờng, đền bù, thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cƣ, giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi. Đồng thời cũng tuân theo nguyên tắc thị trƣờng, cũng đòi hỏi ngƣời lao động phải nâng cao tính chủ động trong tìm việc làm, sử dụng tiền đền bù để có thu nhập ổn định, cùng nhà nƣớc để giải quyết những yêu cầu bức xúc về việc làm, thu nhập và sớm ổn định đời sống của bản thân và gia đình.

Để giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất đề nghị Chính phủ cần quy định rõ, việc xây dựng phƣơng án giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời dân không còn đất để sản xuất là một bộ phận cấu thành bắt buộc trong phƣơng án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, xây dựng các KCN. Đồng thời, quy định cụ thể về kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những ngƣời bị thu hồi đất.

- Phải coi việc giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống nông dân sau thu hồi đất là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị - xã hội, của các doanh nghiệp và của mọi ngƣời dân có liên quan; phát huy tính chủ động của ngƣời dân trong học nghề, tự giải quyết việc làm và tham gia thị trƣờng lao động.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá tất yếu dẫn đến việc một bộ phận lớn nông dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp. Đây vừa là một cơ

79

hội, vừa là một thách thức rất lớn đối với TP trong quá trình phát triển. Cơ hội ở chỗ chúng ta có điều kiện chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp, sang công nghiệp và dịch vụ. Thách thức, bởi lẽ đây là vấn đề cực kỳ khó khăn, nan giải để chuyển ngƣời nông dân thành thị , chuyển từ lao động giản đơn thành lao động phức tạp.

Đứng trƣớc cơ hội và thách thức này, nếu chúng ta không có nhận thức đúng thì có thể sẽ dễ dẫn đến các sai lầm trong giải quyết các vấn đề. Hoặc là sẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá với bất cứ giá nào, bỏ mặc nông dân lâm vào cảnh bần cùng, thất nghiệp, nghèo đói; hoặc là kìm hãm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá.

Các mục tiêu phát triển, các giải pháp thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá cần đƣợc thảo luận một cách nghiêm túc tại các đại hội Đảng bộ các cấp. Các cấp uỷ đảng cần xem xét kỹ, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những mặt đƣợc và hạn chế trong việc thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá, nhất là kiểm tra, đôn đốc, chăm lo GQVL, thu nhập và đời sống cho ngƣời dân; bảo đảm để các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công nghiệp hoá, đô thị hoá thấm nhuần trong cuộc sống, đem lại lợi ích thiết thực và bền vững cho mọi tầng lớp nhân dân.

Đối với ngƣời nông dân, họ cần phải nâng cao tính chủ động trong việc tìm việc làm, sử dụng tiền đền bù để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm nhằm có thu nhập ổn định; cùng nhà nƣớc để giải quyết những yêu cầu bức xúc về việc làm, thu nhập, và sớm ổn định đời sống của bản thân và gia đình.

4.1.1.2. Thực hiện đa dạng hoá việc làm và khai thác tiềm năng việc làm tại chỗ, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn

Giải quyết việc làm tại chỗ có một ý nghĩa quan trọng không chỉ với vấn đề lao động việc làm cho nông dân sau thu hồi đất mà còn với sự phát triển nói chung của khu vực nông thôn và của cả quốc gia. Trên thế giới, giải quyết việc làm phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn là một trong những giải pháp chính giúp thay đổi bộ mặt nông thôn tại nhiều quốc gia. Đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn đƣợc cải thiện cũng có nghĩa làm gia tăng cơ hội việc làm trên cả hai lĩnh vực nông

80

nghiệp và phi nông nghiệp. Khi việc làm tại khu vực nông thôn cũng nhƣ nông nghiệp đƣợc cải thiện cũng đồng nghĩa với áp lực phải cải thiện về cầu lao động, thu nhập, điều kiện làm việc tại các khu vực công nghiệp, dịch vụ có sử dụng lao động của khu vực nông thôn sẽ tăng lên.

Do đặc thù của lao động nông thôn là phần lớn lao động chƣa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn cũng nhƣ những kỹ năng trong sản xuất, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động dƣ thừa và tạo thêm việc làm cho nông dân khi thu hồi đất đòi hỏi chúng ta bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao thì cũng phải phát triển những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình. Đây là một trong những phƣơng thức giải quyết việc làm một cách hiệu quả và ổn định cho số lao động này theo phƣơng châm "ly nông bất ly hƣơng" nhằm tránh sức ép về việc làm cho khu vực thành thị.

4.1.1.3. Giải quyết vấn đề việc làm có trọng tâm, trọng điểm; các biện pháp giải quyết việc làm cần phải đồng bộ, toàn diện

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tạo ra đƣợc nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động, nhƣng bên cạnh đó cũng có một bộ phận dân cƣ bị mất việc làm. Do đa số ngƣời dân ở vùng bị thu hồi đất có hoạt động kinh tế là sản xuất nông nghiệp. Nên khi tƣ liệu sản xuất bị mất, họ sẽ đứng trƣớc nguy cơ mất việc làm, không có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, quan điểm GQVL cho những đối tƣợng thực sự cần việc làm và các đối tƣợng chính sách đƣợc đặt lên hàng đầu để tạo công bằng xã hội cao.

Ngoài ra, khi xây dựng các biện pháp GQVL cần toàn diện, đồng bộ về chính trị - kinh tế - xã hội, về y tế, giáo dục, dân số - kế hoạch hoá gia đình cũng nhƣ về tài chính, tín dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

4.1.1.4. Quan điểm về định hướng đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Mối quan hệ giữa đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động phải đƣợc giải quyết hài hoà. Do số lƣợng lao động có nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng nhiều nên trên thực tế, đây là vấn đề chuyển căn bản từ phƣơng thức đào

81

tạo theo định hƣớng cung lao động (theo nhu cầu của ngƣời lao động) sang đào tạo theo định hƣớng cầu lao động (theo nhu cầu của sản xuất và quan hệ cung - cầu lao động trên thị trƣờng). Nguồn lao động phải đƣợc nâng cao chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất và thị trƣờng lao động.

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)