Chính sách đàotạo nghề

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 58 - 66)

Nhằm hỗ trợ GQVL cho ngƣời lao động nông thôn trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp, chính quyền trung ƣơng và chính quyền TP Phủ Lý đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời lao động.

Một số chính sách giải quyết việc làm của Nhà Nƣớc cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp điển hình:

* Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 22 có đề cập đến chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Cụ thể là: hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thƣờng thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng bằng tiền theo quy định, còn đƣợc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở, hoặc đất SX, KD phi nông nghiệp.

* Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó có quy định các chính sách đối với ngƣời học nghề trong diện thu hồi đất nông nghiệp . Ngƣời bi ̣ thu hồi đất canh tác đƣợc hỗ trợ chi phí ho ̣c nghề ngắn ha ̣n.

* Quyết định 52/2012/QĐ-TTG về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Theo đó, đối tƣợng áp dụng là ngƣời lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp SX nông nghiệp bị Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thƣờng có đủ 3 điều kiện: 1) Có hộ khẩu thƣờng trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi; 2) Trong độ tuổi lao động; 3) Có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, vay vốn tạo việc làm.

51

* Đề án Hỗ trợ người lao động học nghề tạo việc làm giai đoạn 2008-2015. Chủ trì: Trung ƣơng Đoàn Thanh niên phối hợp với Bộ Lao động- Thƣơng binh -Xã hội, Bộ Giáo dục- Đào tạo, các Bộ, cơ quan và địa phƣơng. Trong đó tập trung vào việc xây dựng trƣờng nghề, củng cố, mở rộng, nâng cấp các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, tuyên truyền, giới thiệu, đƣa ngƣời lao động, học sinh đi học nghề, xây dựng chính sách cho ngƣời lao độngvay vốn để học nghề, chú trọng dạy nghề đáp ứng nhu cầu của các KCN, địa bàn nông thôn.

Trên cơ sở các văn bản chính sách của Trung ƣơng, UBND TP Phủ Lý đã xây dựng các chính sách đào tạo nghề cho phù hợp với thực tế của địa phƣơng. Đặc biệt chính quyền TP phối hợp với Đoàn TNCS HCM Hà Nam đã đề ra và thực thi một số chế độ khuyến khích ngƣời lao độnghọc nghề bằng cách hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo cũng nhƣ giúp ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm sau khi đƣợc đào tạo.

Đáng chú ý là các văn bản chính sách sau:

* Chương trình giải quyết việc làm thành phố Phủ Lý giai đoạn 2010 - 2020, trong đó đã giao cho phòng Lao động- Thƣơng binh và Xã hội triển khai: xây dựng kế hoạch đào tạo nghề đến năm 2020; quy hoạch, củng cố, nâng cao chất lƣợng các trung tâm giới thiệu việc làm và rà soát các DN có chức năng giới thiệu việc làm; kế hoạch xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề; xây dựng và thực hiện đề án “Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn”, nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn.

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch này là: (1) Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn; (2) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng hiện đại, bền vững phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; (3) Đến năm 2020, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 21%.

Theo Kế hoạch số 130/KH-UBND của UBND TP Phủ Lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Phủ Lý giai đoạn 2011-2015 thì kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Phủ Lý giai đoạn này đƣợc xác định nhƣ sau:

52

Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ trang thiết bị cho trung tâm dạy nghề kiểu mẫu và trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện: 1.500 triệu đồng; Ngân sách Thành phố: 44.790 triệu đồng; Ngân sách cấp huyện: 700 triệu đồng.

* Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 24/8/2014 của UBND TP Phủ Lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn TP Phủ Lý năm 2014. Một số mục tiêu cụ thể đƣợc đề ra trong kế hoạch thực hiện của năm 2014 này là:

- Dạy nghề cho 2.500 lao động nông thôn, trong đó: (i) Đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dƣới 3 tháng cho 2.100 lao động nông thôn (nghề nông nghiệp: 1.000 ngƣời; nghề phi nông nghiệp: 1.100 ngƣời). Chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn ở trình độ sơ cấp nghề và dƣới 3 tháng đƣợc giao cụ thể cho các đơn vị thuộc Thành phố và phối hợp với, sở, ngành; (ii) Đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 400 lao động nông thôn là ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi.

* Quyết định số 3658/QĐ-UBND ngày 17/7/2013 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thành phố Phủ Lý, trong đó UBND Thành phố quy định trách nhiệm cụ thể của các ngành, UBND các phƣờng xã. Tuy nhiên, một số địa phƣơng, đơn vị triển khai quá chậm nhiệm vụ đƣợc giao, gây ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện trên địa bàn Thành phố. Về xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 chƣa đƣợc các địa phƣơng quan tâm chỉ đạo.

* Quyết định số 1232/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 của UBND Thành phố Phủ Lý phê duyệt chƣơng trình khuyến công với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Thực hiện chƣơng trình này, năm 2013, Phòng kinh tế Phủ Lý đã tổ chức mở 30 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo thợ giỏi và nâng cao tay nghề cho lao động trong các làng nghề trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, Sở công thƣơng còn tổ chức mở lớp tập huấn về chính sách khuyến công cho các cán bộ khuyến công cơ sở, với mục tiêu hƣớng dẫn, phổ biến các chính sách khuyến công, nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ làm công tác khuyến công tại các huyện, xã trên địa bàn Phủ Lý.

53

Ngoài ra, Sở còn tổ chức các chƣơng trình đào tạo cho các lãnh đạo DNVVN, với mục tiêu trang bị cho lãnh đạo các DNVVN những kỹ năng quản trị DN trong các lĩnh vực quản trị tài chính, nhân lực, marketing và chính sách pháp luật có liên quan đến DN.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ/TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 11/7/2010 của tỉnh ủy Hà Nam về phê duyệt Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; thực hiện Nghị Quyết số 04 ngày 22/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Phủ Lý, UBND thành phố Phủ Lý đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tƣ vấn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tuyển lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Với mục tiêu giải quyết việc làm, đào tạo nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố Phủ Lý nói riêng, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn nơi có thu hồi đất nông nghiệp. Và để giúp cho các doanh nghiệp ổn định về nguồn lao động và giúp cho ngƣời lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, thành phố đã triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị và các phòng ban chức năng triển khai tổ chức rà soát, thống kê, tuyển dụng lao động cho các Doanh nghiệp đƣợc tiến hành thực hiện tại 7 cụm, thuộc 12/21 đơn vị phƣờng, xã trên địa bàn Thành phố. Hội nghị tƣ vấn về đào tạo nghề, giải quyết việc làm sẽ đƣợc triển khai theo từng cụm, thời gian dự kiến sẽ đƣợc bắt đầu 23/4/2014 đến hết ngày 15/5/2014, mỗi cụm sẽ có từ trên 100 đến trên 300 ngƣời tham gia hội nghị tƣ vấn. Đây chính là cơ hội và điều kiện cho ngƣời lao động hiểu rõ, nắm chắc cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về hỗ trợ lao động, việc làm, dạy nghề cho ngƣời lao động, để ngƣời lao động có thể yên tâm tin tƣởng tìm kiếm việc làm trong các doanh nghiệp tại tỉnh nhà theo nhu cầu để ổn định cuộc sống.

Tại Hội nghị, Thành phố yêu cầu các phòng, ban, ngành, đoàn thể cùng các đơn vị phƣờng, xã cần tập trung triển khai thực hiện kế hoạch; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, rà soát, lập danh sách ngƣời lao động trong độ tuổi có nhu cầu hoc nghề, tìm kiếm việc làm; chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các hội nghị tƣ vấn; … để công tác tƣ vấn, giải quyết việc làm, tuyển lao động

54 đạt kết quả cao nhất:

- Đầu tƣ xây dựng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố một cách đồng bộ hơn, có chính sách thu hút, hấp dẫn đội ngũ giáo viên dạy nghề có chất lƣợng, đủ chuẩn;

- Về đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nên đƣợc giao trực tiếp cho Ban quản lý dự án, và phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hộiTỉnh. Đối với nơi đất bị thu hồi để hình thành nên các khu công nghiệp thì cần có kế hoạch làm việc với Ban quản lý, các doanh nghiệp để biết đƣợc nhu cầu ngành nghề, số lƣợng để có kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa giúp lao động có đƣợc việc làm vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng đƣợc lao động.

- Tăng cƣờng công tác giáo dục, khuyến khích các phong trào học tập.

- Có chính sách để tổ chức tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho lao động ngƣời lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thông qua các hoạt động tƣ vấn, hƣớng nghiệp này giúp cho ngƣời lao động xác định và lựa chọn đƣợc nghề và nơi học phù hợp.

Chính sách giảm, miễn thuế cho dạy nghề của các trung tâm dạy nghề, cơ sở khuyến nông, khuyến ngƣ và các cơ sở dạy nghề tƣ nhân có vai trò quan trọng đối với đào tạo, giải quyết việc làm.

Chính sách hỗ trợ trong đào tạo ngành nghề truyền thống để khôi phục và phát triển các làng nghề có giá trị kinh tế và văn hoá ở các vùng nông thôn và đào tạo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn.

- Về chính sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 3 năm, kể từ khi có Quyết định thu hồi đất.

55

* Về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đào tạo, học nghề đƣợc nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và đƣợc hỗ trợ các chi phí nhƣ sau:

- Học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng) đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đƣợc Nhà nƣớc trả học phí cho một khóa học. Mức học phí đƣợc Nhà nƣớc trả bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở đào tạo nhƣng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở đào tạo nghề trung cấp, cao đẳng công lập theo quy định của pháp luật.

Kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đƣợc bố trí từ kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nằm trong phƣơng án đào tạo, chuyển đổi nghề và đƣợc tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ đƣợc duyệt.

Tóm lại:

Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy định nêu trên đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 3 năm, kể từ khi có Quyết định thu hồi đất nhƣ.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề

Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đào tạo, học nghề đƣợc nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn. Học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đƣợc Nhà nƣớc trả học phí cho một khóa học. Mức học phí đƣợc Nhà nƣớc trả bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở đào tạo nhƣng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở đào tạo nghề trung cấp, cao đẳng công lập theo quy định của pháp luật.

Đối với ngƣời lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp đồng thời cũng thuộc đối tƣợng cho vay vốn theo quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thì đƣợc vay vốn tín dụng áp dụng đối với học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành.

56 + Hỗ trợ giải quyết việc làm trong nƣớc.

Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm đƣợc hỗ trợ tƣ vấn học nghề, tƣ vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh; ƣu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi về đất đai, tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.

+ Hỗ trợ đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết theo quy định của pháp luật về ngƣời Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tƣ pháp trƣớc khi đi làm việc ở ngoài theo mức quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, đƣợc hỗ trợ tiền ăn hàng ngày trong thời gian đi học theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg; hỗ trợ tiền đi lại 1 lƣợt đi và về từ nơi cƣ trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15 km theo giá vé thông thƣờng của phƣơng tiện công cộng tại thời điểm thanh toán.

Đối tƣợng lao động này cũng đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết mà ngƣời lao động phải đóng góp theo quy định ghi trên hợp đồng đối với từng thị trƣờng lao động. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hiện hành với ngƣời lao động không thuộc hộ nghèo đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, có điều kiện, cơ hội học nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững, góp phần giảm

57

nghèo ở địa phƣơng cũng nhƣ góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nói

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 58 - 66)