Hạn chế của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồ

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 76 - 86)

đất ở thành phố Phủ Lý

Chính sách đào tạo nghề:

Chất lƣợng đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã có chuyển biến nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm nhƣ tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực lao động của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn so với các nƣớc phát triển trên thế giới và trong khu vực.

Cơ cấu đào tạo theo trình độ còn chƣa hợp lý, chƣa gắn bó hữu cơ với nhu cầu lao động của từng ngành, từng địa phƣơng. Chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lao

69

động kỹ thuật chất lƣợng cao cho sản xuất và thị trƣờng lao động. Dạy nghề cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm. Kết quả điều tra cho thấy ngƣời lao động cảm thấy công tác đào tạo, triển khai đề án cũng còn tồn tại những bất cập, hạn chế. Nổi bật là tình trạng đào tạo nghề chƣa gắn với nhu cầu dẫn đến việc không ít lao động thanh tham gia học nghề nhƣng không thể áp dụng thực tiễn hoặc không thể tồn tại lâu bền với nghề. Một số nghề phi nông nghiệp vẫn đào tạo theo hình thức, ngƣời lao động sau đào tạo khó có việc làm do yếu về tay nghề và thiếu về kinh nghiệm. Đơn cử nhƣ nghề thêu tranh nghệ thuật dễ học, dễ áp dụng nhƣng để phát triển lâu dài và tạo công ăn việc làm ổn định thì thời gian 3 tháng học nghề là quá ít. Phần lớn lao động sau học nghề mới chỉ sản xuất đƣợc những mặt hàng đơn giản, chƣa thể sản xuất đƣợc những mẫu mã chất lƣợng cao. Nếu không đƣợc doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm thì không thể tự tạo việc làm.

Chính sách đất đai đối với việc làm:

Có thể thấy, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của Phủ Lý hiện đang đƣợc quan tâm giải quyết thỏa đáng hơn, có nhiều quy định rất có lợi cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất, chẳng hạn so với các tỉnh và thành phố khác trong cả nƣớc thì đơn giá đền bù đất SX nông nghiệp ở Phủ Lý mặc dù chƣa sát với giá thị trƣờng nhƣng vào loại cao nhất. Tuy nhiên chính sách bồi thƣờng đất của Phủ Lý còn một số bất cập.

Một là: Cách tính giá đất tại các vùng thu hồi đất thiếu liên hệ với thị trƣờng. Giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ nhìn chung chƣa sát giá thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng; trong nhiều trƣờng hợp còn quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhƣợng thực tế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực liền kề với khu dân cƣ. Tại vùng giáp ranh giữa Phủ Lý với các tỉnh và vùng giáp ranh giữa đô thị với nông thôn của Phủ Lý còn chênh lệch quá lớn về giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ. Theo quy định của Luật Đất đai thì giá đất đƣợc cập nhật 3 năm một lần và giá trị tính trong định giá hàng loạt thì phải bằng 70% giá trị thị trƣờng. Nhƣng hiện nay tại một số vùng giá đất quy định của Nhà nƣớc chỉ có 2,5 triệu đồng/m2, nhƣng giá

70 thị trƣờng lại cao hơn gấp nhiều lần.

Hai là: Thiếu tính khoa học và minh bạch trong việc định giá. Chƣa xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất gồm khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể, giá đất thị trƣờng để có thể tiến hành định giá đất một cách chính xác nhất. Định giá chủ yếu là hoạt động mang tính địa phƣơng, nhƣng đối với định giá hàng loạt thì vẫn cần sự giám sát từ trung ƣơng để có thể tiến hành định giá một cách thống nhất, nhƣng hiện nay điều này đang diễn ra và thực hiện tại Phủ Lý.

Ba là: Việc tính toán mức bồi thƣờng, hỗ trợ có sự thiếu công bằng giữa các trƣờng hợp có các điều kiện giống nhau về sử dụng đất trong cùng một dự án. Trong nhiều trƣờng hợp tiền bồi thƣờng đất nông nghiệp thƣờng không đủ để nhận chuyển nhƣợng diện tích đất nông nghiệp tƣơng tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác.

Bốn là: Các chính sách chƣa đồng bộ và chƣa kịp thời. Các quy định về tự thỏa thuận giữa nhà đầu tƣ cần đất với NSDĐ chƣa đƣợc bổ sung đầy đủ, đã gây sức ép từ các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất. Việc thay đổi chính sách cùng với sự vận dụng thiếu cụ thể, linh hoạt tại các dự án áp dụng các mức bồi thƣờng khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự suy bì và khiếu kiện kéo dài của ngƣời có đất bị thu hồi, do vậy việc GPMB để thực hiện một số dự án không bảo đảm tiến độ.

Những vấn đề nêu trên dẫn đến tình trạng ngƣời dân khiếu nại, biểu tình chống việc thu hồi đất, làm cho việc thu hồi đất ở các địa phƣơng bị ách tắc, nhiều dự án đầu tƣ chậm tiến độ triển khai, gây nên những bức xúc cả cho ngƣời sử dụng đất, nhà đầu tƣ và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất. Về phía ngƣời dân thì ảnh hƣởng trực tiếp đến việc làm và cuộc sống của họ.

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động để giải quyết việc làm

Tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời lao động đã đƣợc triển khai nhiều năm, nhƣ: đảm bảo nguồn vốn vay để ngƣời lao động vay để xuất khẩu lao động, đi học nghề, để sản xuất kinh doanh.... Tuy nhiên hiệu quả của chƣơng trình chƣa cao bởi một số cán bộ và nhiều ngƣời lao động chƣa hiểu đầy đủ về nguồn vốn vay, chƣơng trình

71

cho vay, đối tƣợng đƣợc vay cũng nhƣ quy trình thủ tục cho vay nên lúng túng không tiếp cận đƣợc vốn vay. Hiểu biết của ngƣời lao động và cán bộ cơ sở về tín dụng ƣu đãi còn hạn chế, trình độ quản lý chƣa cao dẫn đến hiệu quả là nguồn tín dụng ƣu đãi khó tiếp cận đến tay ngƣời lao động thực sự cần vốn.

Bảng 3.8. Tổng hợp Nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời lao động để giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Phủ Lý

Năm Nguồn vốn (triệu đồng) Giải ngân Tỷ lệ (%) Đã thực hiện (triệu đồng) Chƣa thực hiện (triệu đồng) Đã thực hiện Chƣa thực hiện 2010 750 395 355 52.67 47,33 2011 770 460 310 59,74 40,26 2012 900 510 390 56,67 43,33 2013 1150 700 450 60,87 39,13 2014 1550 950 600 61,29 38,71

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội TP Phủ Lý)

Trong giai đoạn 2010-2014, Thành phố đã bố trí nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời lao động để giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhƣng số lƣợng ngƣời đƣợc tiếp cận với nguồn vốn này chƣa đƣợc nhiều, tỷ lệ đã thực hiện còn thấp nguồn vốn chƣa đến với ngƣời lao động còn cao mặc dù mức nguồn vốn giải ngân đạt trên 50%. Do vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến ngƣời lao động và cải cách các thủ tục hành chính để chính sách tín dụng ƣu đãi đạt hiệu quả cao nhất.

Chính sách phát triển các cụm, khu công nghiệp, doanh nghiệp và làng nghề:

Trong quá trình triển khai chính sách xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp cũng nhƣ chính sách phát triển làng nghề, có đơn vị chƣa chú ý gắn kết với

72

mục tiêu GQVL cho ngƣời lao động ở nông thôn, trong đó có đến một nửa là lao động trẻ. Nói một cách khác Thành phố mới chỉ quan tâm đến việc làm sao thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào các KCN, phát triển các DN và làng nghề thông qua việc hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, còn việc GQVL cho lao động vùng thu hồi đất nhƣ thế nào thì mới chỉ đƣa ra các định hƣớng chứ chƣa kết hợp cụ thể; chƣa đƣợc thể hiện trong các bản kế hoạch, quy hoạch phát triển KT- XH địa phƣơng. Nhiều DN thiếu mặt bằng sản xuất dẫn đến hạn chế tạo việc làm mới tại chỗ và thu hút ngƣời lao động vào làm việc.

Theo kết quả điều tra về chính sách này, cả đối tƣợng thụ hƣởng của chính sách lẫn các đối tƣợng tổ chức thực thi chính sách (tức các nhà quản lý chính sách ở địa phƣơng) đều cho rằng mức độ tác động của chính sách phát triển làng nghề ở nông thôn đối với GQVL cho ngƣời lao động sau khi bị mất đất đều ở mức trung bình hoặc dƣới mức trung bình, trong đó đối tƣợng thanh niên phần lớn đánh giá thấp hơn. Điều đó có nghĩa là hiệu quả xã hội của các mô hình hiện hành về phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp, DNVVN và làng nghề chƣa thật sự cao.

Chính sách xuất khẩu lao động:

Quản lý nhà nƣớc về công tác chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; việc kiểm tra, giám sát hoạt động xuất của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các DN chƣa thƣờng xuyên và kịp thời, nên đã xảy ra hiện tƣợng môi giới trong hoạt động XKLĐ làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động và tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động.

Chất lƣợng ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là một điều rất đƣợc quan tâm của lao động thành phố nói riêng và trên toàn cả nƣớc nói chung, lao động bị thu hồi đất gặp bất lợi chính ở nghề nghiệp, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp. Điều này là trở ngại rất lớn cho những lao động này làm việc ở nƣớc ngoài. Trình độ tay nghề của lao động nƣớc ta xuất khẩu ra nƣớc ngoài rất thấp, chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời lao động xuất khẩu của nƣớc ta thiếu kỷ luật và thiếu nghiêm túc trong công việc, trong thực hiện bảo hộ lao động hay tự bỏ hợp đồng lao

73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động trốn ra ngoài sống bất hợp pháp. Vì vậy lao động xuất khẩu của Việt Nam luôn có thu nhập thấp hơn so với lao động xuất khẩu của các nƣớc khác.

* Những hạn chế của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất dẫn đến kết quả giải quyết việc làm chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ nhất, khả năng tìm việc làm của người lao động có đất bị thu hồi chưa cao, chưa ổn định và bền vững. Những lao động nông thôn trƣớc khi bị thu hồi đất vốn là những ngƣời quen với ngành nghề SX nông nghiệp; quá trình định hƣớng nghề và đào tạo nghề để đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp, KCN tại địa phƣơng cho những đối tƣợng này chƣa đƣợc kiểm soát một cách thỏa đáng. Thêm nữa, chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo chƣa cao, trình độ lao động của những đối tƣợng tham gia đào tạo nói chung, ngƣời lao động có đất bị thu hồi nói riêng do đó chƣa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều đó làm cho cơ hội có đƣợc việc làm và đƣợc chủ các DN chấp nhận tuyển vào làm việc đối với những đối tƣợng này còn nhiều khó khăn. Nói cách khác nhiều ngƣời lao động mất đất chƣa tìm đƣợc việc làm và phải làm những công việc không có tính ổn định và thiếu bền vững.

Thứ hai, tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhưng tình trạng dư thừa lao động nông thôn có xu hướng gia tăng cao. Ở đây thực chất là tình trạng thất nghiệp trá hình tiềm tàng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là những lao động chuyển sang làm nghề tự do, lao động có trình độ mới đƣợc nhận vào làm việc tại các khu công nghiệp những ở gia đình bị thu hồi đất ngƣời lao động chƣa đƣợc bồi dƣỡng đủ chuyên môn theo yêu cầu của các chủ DN.

Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình bị thu hồi đất mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa nhiều.

Thực tế điều tra của đề tài cho thấy, đánh giá chung về đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động và gia đình sau khi bị thu hồi đất nhƣ sau: khoảng 30 - 40% ý kiến trong 159 ngƣời trả lời cho rằng đời sống vật chất và tinh thần, kể từ chi tiêu đời sống đến khả năng tiếp cận giáo dục, tiếp cận y tế, tiếp cận nƣớc sạch, đời sống văn hóa có đƣợc cải thiện nhƣng không đáng kể, thậm chí có những vấn đề đƣợc đánh giá là không cải thiện. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục hoàn

74 thiện chính sách.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp

Tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp không cao. Mặc dù tỉ lệ lao động ở nông thôn là rất lớn và quan trọng, song thành phố Phủ Lý chƣa có chính sách riêng về đào tạo chuyển đổi nghề đối với đối tƣợng ngƣơi lao động bị thu hồi đất. Hơn nữa chính sách chủ yếu mới dừng lại ở việc hỗ trợ bằng tiền để họ tự lo việc làm, do đó họ đều rất khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm. Nhiều DN cũng không “mặn mà” trong việc đào tạo và tuyển dụng những lao động này. Tình trạng thất nghiệp ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp vì thế vẫn gia tăng. Các chính sách về đất đai còn thiếu tính khoa học và minh bạch trong việc định giá, chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống khung giá thỏa đáng và chính xác nhất. Việc định giá và đền bù, bồi thƣờng còn mang tính địa phƣơng và diễn ra khá lộn xộn ở Phủ Lý. Các chính sách tín dụng ƣu đãi đƣợc triển khai hiệu quả không cao, ngƣời lao động chƣa hiểu biết đầy đủ về nguồn vốn vay, đối tƣợng đƣợc vay chƣa tiếp cận đƣợc vốn vay. Chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề chƣa gắn với mục tiêu giải quyết việc làm bị thu hồi đất. Thành phố mới chỉ quan tâm đến việc thu hút các nhà đầu tƣ vào các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng kỹ thuật còn giải quyết việc làm cho ngƣời lao động thu hồi đất thì mới đƣa ra các định hứng chứ chƣa kết hợp cụ thể. Chính sách xuất khẩu lao động đạt kết quả thấp, quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu quản lý đối với các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động.

Thứ nhất, do năng lực và tinh thần trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương.

Điều này thể hiện tập trung qua năng lực hoạch định và tổ chức thực thi chính sách. Nội dung chính sách còn nhiều điểm chƣa phù hợp (ví dụ nhƣ về mức hỗ trợ đào tạo, phƣơng thức đào tạo; về mức bồi thƣờng trong chính sách thu hồi đất; về chính sách phát triển DN và làng nghề chƣa bám sát chiến lƣợc và quy

75

hoạch địa phƣơng..). Có trƣờng hợp chính sách hợp lý nhƣng công tác chuẩn bị triển khai, chỉ đạo và kiểm soát thực hiện chƣa tốt, thậm chí có một số cán bộ tham ô, tham nhũng, cố tình làm sai trái chính sách, nhất là chính sách đất đai, gây bức xúc trong xã hội.

Giải thích tại sao chính sách đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn chƣa phát huy tác dụng rõ rệt, kết quả tìm việc làm của ngƣời lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề còn hạn chế, có thể có nhiều nguyên nhân từ phía QLNN nhƣ: (1) Chính quyền chƣa có chiến lƣợc trong định hƣớng nghề và đào tạo nghề cho những đối tƣợng này, định hƣớng nghề chƣa bám sát chiến lƣợc và quy hoạch phát triển KT- XH trên địa bàn địa phƣơng vùng thu hồi đất; (2) Nhà nƣớc chƣa đầu tƣ đúng mức và chƣa có chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở dạy nghề cũng nhƣ các DN tuyển dụng lao động bị mất đất nông nghiệp trên địa bàn và tham gia đào tạo nghề tại chỗ cho họ. Vì thế số lƣợng và chất lƣợng của các cơ sở đào tạo nghề chƣa đáp ứng yêu cầu, chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo chƣa cao, chƣa phù hợp với thực tế;

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 76 - 86)