Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Nhân tố khách quan

Hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT và quản lý thuế

ệc thu thuế .

Nếu các văn bản về thuế GTGT quá phức tạp, quy định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rƣờm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp NQD nói riêng. Vì vậy, muốn quản lý thuế GTGT đƣợc thuận lợi, khoa học thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đó là cần có hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT hoàn thiện, thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và dễ hiểu.

Trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp NQD: Nếu các doanh nghiệp NQD thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế sẽ cao. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp NQD sẽ không có thái độ rõ ràng trƣớc các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.

Trƣớc hết, các doanh nghiệp NQD phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hƣởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế GTGT, kê khai và nộp thuế GTGT; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Có nhƣ vậy tính tuân thủ, tự nguyện mới đƣợc đề cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.

Vì mục tiêu lợi nhuận, một số doanh nghiệp cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dƣới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế GTGT phải nộp. Các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp này không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ Ngân sách Nhà nƣớc thông qua việc kê khai khống giá mua hàng, nhất là hàng xuất khẩu để đƣợc hoàn thuế GTGT. Tình trạng trốn, lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các địa bàn khác nhau, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội và đƣa quản lý thuế GTGT vào nề nếp.

Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài: là các yếu tố tác động trên phạm vi rộng. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bao gồm:

+ Môi trƣờng kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh tế đƣợc xem xét trên các chỉ tiêu chung của nền kinh tế nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, lạm phát, thị trƣờng lao động, hàng hoá và vốn... Một môi trƣờng kinh tế tốt sẽ tác động tích cực đến ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

+ Môi trƣờng xã hội: Các yếu tố thuộc môi trƣờng xã hội nhƣ yếu tố về tập quán, truyền thống, trình độ dân trí của cộng đồng dân cƣ, các giá trị xã hội, mật độ dân cƣ...Trong một xã hội luôn có truyền thống chấp hành tốt pháp luật thì chắc chắn sẽ thuận lợi cho cơ quan thuế trong quản lý thuế.

+ Khoa học công nghệ: Phản ánh trình độ phát triển khoa học công nghệ và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống... Một đất nƣớc có môi trƣờng khoa học công nghệ tiên tiến, áp dụng tốt sẽ góp phần cho cả NNT và cơ quan thuế cùng thực hiện tốt chính sách thuế: tìm hiểu chính sách thuận lợi, thủ tục nhanh, chính xác, đem lại hiệu quả cao…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)