Quản lý căn cứ tính thuế GTGT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế GTGT

Quản lý căn cứ tính thuế luôn là vấn đề phức tạp, nan giải. Vì đứng trên lợi ích của doanh nghiệp, thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ. Còn ở góc độ quản lý, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế vào NSNN. Hiện nay, thực hiện cơ chế “Tự khai, tự nộp”, do đó công tác quản lý căn cứ tính thuế càng trở nên quan trọng, nếu không kiểm soát, nắm bắt đƣợc tình hình thì sẽ là lỗ hổng để doanh nghiệp luồn lách, gian lận thuế.

Công tác quản lý căn cứ tính thuế GTGT đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: - Quản lý giá tính thuế: Cơ quan thuế tổ chức quản lý theo dõi doanh nghiệp áp giá tính thuế có đúng thực tế không, có thực hiện đúng luật thuế GTGT hay không.

- Quản lý việc áp dụng thuế suất: Đối tƣợng kinh doanh của các doanh nghiệp NQD là tất cả các lĩnh vực, mặt hàng rất phong phú, đa dạng. Điều đó đã tạo ra kẽ hở khiến các doanh nghiệp (DN) này cố tình áp sai thuế suất đối với các nhóm hàng, mặt hàng. Hiện nay thuế suất thuế GTGT gồm ba mức:

+ Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc các khu chế suất và các trƣờng hợp đƣợc coi là xuất khẩu theo quy định của Chính Phủ.

+ Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu nhƣ phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trƣởng vật nuôi, cây trồng; thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý hóa đơn, chứng từ: Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 và Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010. Cơ quan thuế đã chỉ đạo cho tất cả các DN NQD đều phải thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ để đảm bảo công tác tự tính thuế của doanh nghiệp. Đặc biệt những năm gần đây, cùng với việc triển khai luật thuế GTGT và đổi mới công tác quản lý thu thuế đã có những chuyển biến tích cực; các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán máy và 100% doanh nghiệp thực hiện tự kê khai, tự tính và nộp thuế, trong đó 90% đã lập và nộp tờ khai đúng hạn.

- Quản lý xác định thuế GTGT đầu ra: Xác định thuế GTGT đầu ra là vấn đề đặc biệt đƣợc quan tâm vì nó ảnh hƣởng đến số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp. Hiện nay, cơ quan thuế quản lý đầu ra thông qua các tờ khai thuế GTGT, qua các hóa đơn bán hàng hóa… xác định kiểm tra thời điểm tính thuế GTGT đầu ra của các doanh nghiệp.

- Quản lý thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ: Tuân theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thực hiện theo Thông tƣ 129/2009/TT-BTC. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tính hợp pháp cũng nhƣ tính đầy đủ của các loại hóa đơn chứng từ liên quan, phải tuân theo điều kiện đƣợc khấu trừ đầu vào của hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Quản lý xác định thuế GTGT phải nộp: Dựa trên công tác quản lý giá tính thuế, quản lý việc áp dụng thuế suất, quản lý hóa đơn, chứng từ... để xác định đƣợc số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp một cách chính xác và đầy đủ, đúng quy định của pháp luật thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)