Thực trạng và đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tỉnh

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 76 - 80)

3.1 Khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, và thựctrạng sử dụng nhân lực ở tỉnh Lai Châu trạng sử dụng nhân lực ở tỉnh Lai Châu

3.1.1 Thực trạng và đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tỉnhLai Châu Lai Châu

(1). Điều kiện tự nhiên của Lai Châu ảnh hưởng đến NNL của Tỉnh

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, phía Tây bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía Tây và phía Nam giáp với tỉnh Điện Biên, Sơn La, cách thủ đô Hà Nội 450 km đường bộ về phía Đông Nam, có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 265 km, là tỉnh nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Điện Biên Phủ, có các quốc lộ 4D, 32, 12, nối Lai Châu với Hà Nội - Điện Biên - Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc). Có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại. Lai Châu có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và phòng hộ đầu nguồn Sông Đà. Địa hình tỉnh Lai Châu chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh gây trở ngại rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Khí hậu ở Lai Châu rất khắc nghiệt, về mùa đông thường xuất hiện sương muối, ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và an sinh xã hội.

(2) Đặc điểm kinh tế - xã hội của Lai Châu ảnh hưởng đến NNL của Tỉnh

Về tổ chức đơn vị hành chính, Lai Châu có 8 huyện, thành phố (gồm: Thành phố Lai Châu, huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên và Nậm Nhùn); 108 xã, phường, thị trấn, trong đó có 23 xã biên giới.

Dân số tính đến hết năm 2014 là 431 nghìn người, mật độ dân số trên 47 người/km2, có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống (dân tộc Thái 35,19%; dân tộc

Mông 21,18%; dân tộc Kinh 12,69%; dân tộc Dao 11,85%; dân tộc Hà Nhì 5,12%; các dân tộc khác 13,29%).

Lai Châu hiện có 108/108 xã, phường, thị trấn có điện lưới Quốc gia; 96/96 xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 93% xã có đường ô tô đi được quanh năm; 80% bản có đường xe máy đi lại thuận lợi, tuy nhiên Lai Châu vẫn là địa bàn mà tỷ lệ hộ tiếp cận với các điều kiện sinh hoạt như nước, điện, điều kiện vệ sinh khá thấp kém.

Trong những năm qua tình hình KT-XH của tỉnh có bước phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực (năm 2014: nông, lâm, thủy sản 24,51% ; công nghiệp xây dựng 22,95%, dịch vụ 46,96%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,27 triệu đồng/năm. Năng suất lao động xã hội của Lai Châu chỉ bằng 1/3 so với cả nước; tỷ lệ thất nghiệp trung bình khoảng 0,36% dân số trong độ tuổi lao động.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung đầu tư, xây dựng và có sự phát triển, nhất là cơ sở hạ tầng một số đô thị, vùng tái định cư thủy điện, vùng phát triển cao su. Tổng mức đầu tư phát triển trong 5 năm đạt trên 21 nghìn tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, năm 2014 đạt trên 780 tỷ đồng.

Năm 2013, Lai Châu có 246,4 nghìn lao động làm việc trong các ngành trên địa bàn toàn tỉnh; có 638 doanh nghiệp (thời điểm 31/12/2013), thu hút 14.039 lao động; 132 Hợp tác xã, thu hút 1.550 lao động; 9034 cơ sở kỹ thuật phi nông nghiệp, thu hút 13.390 lao động; 139 trường mẫu giáo, thu hút 2.174 giáo viên; 292 trường giáo dục phổ thông, thu hút 5.262 giáo viên; 27 trường TCCN, thu hút 550 giáo viên; giáo dục đại học và cao đẳng có 63 giáo viên.

Về mạng lưới cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đến năm 2013 Lai Châu có 134 cơ sở khám chữa bệnh với tổng số 1.515 giường bệnh, thu hút 415 cán bộ ngành y (trong đó có 372 bác sĩ); bình quân 37,5 giường bệnh/vạn dân, 9,2 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin đạt 92,4%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 25,2%.

Tổng sản phẩm/đầu người của Lai Châu chỉ bằng 1/3 tổng sản phẩm/đầu người của cả nước (tính theo USD). Sự chênh lệch này đang có xu hướng tăng lên. Năm 2010, mức chênh lệch là 3,05 lần và đã tăng lên 3,24 lần vào năm 2012. Những bằng chứng này cho thấy mức sống của người dân nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu nói riêng thấp hơn rất nhiều so với mức sống của cả nước. Đó chính là những tác động tất yếu từ chất lượng nguồn nhân lực thấp, làm cho khả năng tiếp cận việc làm và thu nhập của người lao động bị hạn chế.

Bảng 3. 1: Tổng sản phẩm bình quân đầu người của Lai Châu, so sánh với cả nước

2010 2011 2012

Tổng sản phẩm bình quân đầu người của Lai Châu (USD) 417 493 540 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân đầu người

của Lai Châu (%) 18,23 9,53

Tổng sản phẩm bình quân đầu người của cả nước (USD) 1.273 1.517 1.749 Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người của cả nước (%) 19,17 15,29 Tổng sản phẩm bình quân đầu người của cả nước so với

Lai Châu (lần) 3,05 3,08 3,24

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam và niên giám thống kê Lai Châu qua các năm.

So sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị cho thấy, tốc độ tăng thu nhập/người/tháng của thành thị tăng mạnh trong khi chỉ số này ở khu vực nông thôn giảm nhanh từ 29,13% năm 2011 xuống còn 5% vào năm 2012. Điều đáng nói là chênh lệch thu nhập/người/tháng giữa thành thị và nông thôn ở Lai Châu quá lớn, thu nhập thành thị gấp hơn 3 lần so với nông thôn. Điều này cũng phản ánh phần nào chất lượng nhân lực nông thôn kém hơn nhiều so với thành thị.

Bảng 3. 2:Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo thành thị/nông thôn và theo nguồn thu của Lai Châu (đồng)

2010 2011 2012

Tổng thu nhập bình quân 566.800 761.540 792.950

Tốc độ tăng (%) 34,36 4,12

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 1.354.030 1.480.410 1.811.910

Tốc độ tăng (%) 9,33 22,39

Nông thôn 438.710 566.510 594.980

2010 2011 2012

Chênh lệch thành thị/nông thôn (lần) 3,09 2,61 3,05

Cơ cấu nguồn thu (%) 100 100 100

Tiền lương, tiền công 36,14 30,61 32,21

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 45,00 39,21 42,11 Phi nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,38 22,85 16,99

Thu từ nguồn khác 8,48 7,33 8,69

Nguồn: Cục Thống kê Lai Châu, Niên giám thống kê Lai Châu qua các năm

Xét cơ cấu nguồn thu bình quân tháng của người lao động tại tỉnh Lai Châu cho thấy nguồn thu chủ yếu, trên 40% vẫn là từ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nguồn thu từ tiền công và tiền lương chỉ chiếm trên 30% và không có xu hướng tăng. Trong khi, nguồn thu phi nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trong rất nhỏ, chiếm khoản 17 % tổng thu vào năm 2012. Những con số trên cho thấy NNL Lai Châu vẫn chủ yếu là nông nghiệp với chất lượng kém và ít có sự cải thiện trong giai đoạn vừa qua.

Năm 2012, tổng thu nhập của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại Lai Châu là 578 tỷ đồng trong khi tổng thu nhập của lao động khối doanh nghiệp của Điện Biên gấp 2,3 lần, tổng thu nhập của Sơn La gấp 1,75 lần. Những con số này chứng tỏ người lao động chưa được tiếp cận nhiều với việc làm tại các doanh nghiệp, với chất lượng lao động còn hạn chế nên tổng thu nhập của lao động trong khối doanh nghiệp còn thấp so với các tỉnh lân cận khác.

Xét thu nhập trung bình/năm của lao động trong các doanh nghiệp ở Lai Châu, mức sống của người lao động đã được cải thiện tốt hơn. Năm 2013, thu nhập/lao động/năm là 43,4 triệu đồng tăng 14,3% so với thu nhập năm 2012. Đời sống người lao động đã được cải thiện đáng kể cho thấy mặc dầu CLNNL còn yếu những cũng đã có sự cải thiện từng bước trong giai đoạn 2010 -2013.

Bảng 3. 3: Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu và một số tỉnh trong vùng

2010 2011 2012 2013

Lai Châu Tổng thu nhập (tỷ đồng) 257 420 578 694

Tốc độ tăng (%) 63,4 37,6 20,1

Tốc độ tăng (%) 48,1 10,7 12,3

Điện Biên Tổng thu nhập (tỷ đồng) 775 1.084 1.373 1.578

Tốc độ tăng (%) 39,9 26,7 14,9

Sơn La Tổng thu nhập (tỷ đồng) 914 1.021 1.013 1.025

Tốc độ tăng (%) 11,7 -0,8 1,2

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam và niên giám thống kê Lai Châu qua các năm

Mặc dầu đã có những sự cải thiện mức sống từ năm 2008 đến năm 2012, nhưng tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu năm 2012 là 43,5% gấp gần 4 lần tỷ lệ hộ nghèo của cả nước, gấp 1,9 lần tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh Trung du MNPB, và cao hơn nhiều so với các tỉnh Sơn La, Cao Bằng. Tình trạng hộ nghèo của Lai Châu cho thấy mức sống của người dân Lai Châu còn rất thấp, đồng thời phản ánh phần nào hạn chế về chất lượng nhân lực tại Lai Châu.

Bảng 3. 4: Tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giai đoạn 2008 -2013 (%)

2008 2010 2011 2012 Cả nước 13,4 14,2 12,6 11,1 Trung du MNPB 25,1 29,4 26,7 23,8 Lai Châu 53,7 50,2 46,8 43,5 Sơn La 36,3 37,9 34,8 32,0 Điện Biên 39,3 50,8 46,4 42,3 Cao Bằng 35,6 38,1 35,5 32,9 Hà Giang 37,6 50,0 45,5 38,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam và niên giám thống kê Lai Châu qua các năm.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w