Các yếu tố thuộc Nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 62 - 64)

2.2.1.1 Các yếu tố thuộc chính quyền địa phương

(1) Quy hoạch NNL của địa phương. Các nội dung chủ yếu của quy hoạch NNL của địa phương bao gồm: (i) Các quan điểm và mục tiêu phát triển NNL; (ii) Phương hướng phát triển NNL trong từng giai đoạn cụ thể; (iii) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, các giải pháp cụ thể, giải pháp ngắn hạn, dài hạn để thực hiện thành công quy hoạch phát triển NNL của địa phương; (iv) Tổ chức thực hiện quy hoạch là việc phân công các sở, ban, ngành của địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Quy hoạch NNL giúp cho lao động tại địa phương thấy được nhu cầu lao động trong từng ngành, nghề trong từng giai đoạn cụ thể từ đó từng lao động thấy được khả năng của mình để lựa chọn được những ngành nghề phù hợp, đồng thời nhờ có quy hoạch NNL tại địa phương mà các doanh nghiệp, các cở sở sản xuất kinh doanh đánh giá được nguồn cung lao động từ đó có kế hoạch sử dụng lao động cụ thể. Đồng thời, dựa vào những mục tiêu đã xác định trong quy hoạch địa phương sẽ có định hướng để thu hút nhân lực cũng như tiến hành hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực, từ đó sẽ nâng cao được CLNNL của địa phương.

(2) Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe. Phát triển dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân là việc xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người dân. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ phát triển góp phần nâng cao thể lực, trí lực của người dân và do vậy làm tăng CLNNL của địa phương.

(3) Thu hút và sử dụng nhân lực. Thu hút nhân lực được dựa trên quy hoạch phát triển NNL tại địa phương. Việc thu hút lao động, đặc biệt là lao động

có chất lượng cao có ảnh hưởng đến quá trình phát triển KT-XH tại các địa phương. Muốn hiệu quả trong việc thu hút nhân lực về làm việc các địa phương phải xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đủ hấp dẫn người lao động. Sử dụng nguồn nhân lực là việc bố trí NNL vào các ngành nghề khác nhau tại địa phương, tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế của từng địa phương, qua đó, góp phần sử dụng hiệu quả NNL hiện có, nâng cao năng suất lao động và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

(4) Giáo dục và đào tạo nghề. CLNNL phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục và đào tạo nghề. Các yếu tố cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo tại địa phương sẽ ảnh hưởng đến CLNNL, cụ thể như tỷ lệ người dân biết chữ, trình độ học vấn trung bình của dân cư, số trường lớp, lớp học, giáo viên trên 1.000 dân trong độ tuổi đi học, mức độ sẵn có và khả năng tiếp cận học nghề, hành nghề…Như vậy, CLNNL sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giáo dục, đào tạo. Nếu người lao động ở nơi có hệ thống giáo dục đào tạo tốt, được tiếp cận dễ dàng với dịch vụ giáo dục đào tạo sẽ có lao động chất lượng tốt.

2.2.1.2Các yếu tố thuộc chính quyền Trung ương

(1). Định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Định hướng phát triển KT-XH của quốc gia cũng ảnh hưởng đến CLNNL của một địa phương. Điều này thể hiện từ việc xây dựng quy hoạch phát triển NNL của mỗi địa phương cần căn cứ trên định hướng hướng phát triển KT-XH của quốc gia. Dựa vào định hướng phát triển KT-XH quốc gia, các địa phương sẽ biết được những ưu tiên trong phát triển KT-XH của địa phương mình là gì, trong thời gian tới NNL ở những ngành lĩnh vực nào, trình độ nào sẽ thừa, thiếu, trên cơ sở đó các địa phương sẽ đưa ra những chính sách về thu hút cũng như đào tạo NNL.

(2). Chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của quốc gia.

Mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển NNL của quốc gia bao gồm mục tiêu tổng quát đối với người lao động, nhân lực quản lý hành chính nhà nước, đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ, đội ngũ doanh nhân,… Các chỉ tiêu cụ thể của phát triển NNL như chỉ tiêu về trí lực và kỹ năng lao đông như tỷ lệ lao động qua

đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, số sinh viên đại học, cao đẳng trên 1.000 dân, số trường dạy nghề… và thể lực của nhân lực như tuổi thọ bình quân, chiều cao, cân nặng… Quy hoạch phát triển NNL quốc gia là loại hình kế hoạch cụ thể hoá một bước chiến lược phát triển NNL của quốc gia đó. Nó là một tập hợp các mục tiêu về NNL theo bậc đào tạo, theo ngành lĩnh vực cũng như theo vùng và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực tương ứng để thực hiện các mục tiêu theo không gian và thời gian. Dựa vào chiến lược và quy hoạch phát triển NNL của quốc gia, các địa phương sẽ xây dựng quy hoạch phát triển NNL của địa phương mình.

(3). Chính sách phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều ban hành các quy định cụ thể để thực hiện chính sách phát triển NNL của đất nước mình. Các quốc gia ban hành các chính sách nhằm khuyến khích công tác đào tạo, nâng cao CLNNL của đất nước mình. Hệ thống chính sách liên quan đến nâng cao CLNNL gồm nhiều lĩnh vực như: chăm sóc sức khoẻ, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chính sách phát triển thị trường lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh... Chính sách phát triển NNL của một quốc gia được xây dựng và ban hành phù hợp sẽ góp phần nâng cao CLNNL của quốc gia đó nói chung và của các địa phương nói riêng. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp thì sẽ làm cản trở sự phát triển NNL tại địa phương.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 62 - 64)