phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phương cách cơ bản để nâng cao tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương
Thực tế, tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động xã hội có thể do kết quả tác động từ: (i) lao động tay nghề cao và công nghệ tiên tiến; (ii) do chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho quy mô lao động làm việc trong các ngành có năng suất cao tăng lên; (iii) do chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, (iv) do hiệu quả sử dụng vốn khai thác công nghệ. Các báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu từ 2008 đến nay cho thấy thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển như Việt Nam là yếu tố về chất lượng lao động. Nâng cao CLNNL là cần thiết đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng được hiểu là: (i) tốc độ tăng trưởng cao được duy trì trong dài hạn; (ii) tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của phát triển và xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những phương cách chủ yếu để tăng cường năng lực cạnh tranh của địa phương
Theo Lê Duy Bình và các tác giả [18, tr.4], cải thiện CLNNL sẽ giúp các địa phương tăng sức hấp dẫn trong môi trường đầu tư, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao CLNNL nhằm tạo nguồn lực đầu vào tốt hơn cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có sức cạnh trạnh cao, có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu quả, nhằm đảm bảo ứng phó nhanh với sự thay đổi môi trường, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Vì vậy chính quyền địa phương ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong xây dựng và triển khai các chính sách nâng cao CLNNL có tính cạnh tranh hơn.
Thứ ba: Nâng caochất lượng nguồn nhân lực là phương cách chủ yếu để giải quyết các vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động ở địa phương
Theo Ngân hàng thế giới (2014), nguồn cung lao động có trình độ giáo dục và tay nghề phải bắt kịp hoặc đi trước cầu lao động nhằm tránh tăng trưởng chậm lại và sự gia tăng bất bình đẳng về tiền lương. Điều này giúp cho các quốc gia chuyển đổi lao động từ các ngành chủ yếu dựa vào số lượng lao động sang các ngành dựa nhiều vào chất lượng lao động một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, CLNNL cải thiện hơn là tiền đề để người lao động có thể tự làm chủ bản thân, có thể tự tạo việc làm cho mình sau khi tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm thay vì đi làm thuê hay phụ thuộc nhiều vào các chủ lao động.
Thứ tư: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phương cách gia tăng tài sản vô hạn có thể khai thác để phát triển KT-XH trong điều kiện các nguồn lực khác là có hạn
Theo Nguyễn Ngọc Vinh (2012), “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là nâng cao những yếu tố sản xuất “vô hạn” của nền kinh tế, vì vậy nếu tăng giá trị tài sản vô hình bằng cách phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong đó có yếu tố chất lượng cao là cơ sở để tăng giá trị tài sản của mỗi quốc gia, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - chính trị -xã hội hiệu lực và hiệu quả nhất.
Thứ năm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn có ý nghĩa quyết định đến phát triển KT-XH ở địa phương cac tỉnh miền núi còn lạc hậu
CLNNL tại các khu vực nông thôn có xu hướng thấp hơn nhiều so với thành thị đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, đại bộ phận NNL ở khu vực nông thôn, và là nông dân, tham gia chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn ít được khai thác và đào tạo hơn NNL ở thành thị. Chính vì vậy năng suất lao động nông nghiệp rất thấp do thiếu kiến thức về sản xuất. Mặt khác, trong khi lực lượng lao động nông thôn dư thừa thì họ cũng không có khả năng tìm việc ở các khu công nghiệp do không đủ những kiến thức và kỹ năng
cần thiết. Bên cạnh nông dân, NNL là công nhân và đội ngũ trí thức ở các tỉnh miền núi, vùng nông thôn không hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết cho công việc, không đáp ứng được yêu cầu từ phía cầu lao động.