- Nghiên cứu vấn đề CLNNL trong trạng thái “động” ở góc độ một địa phương cấp tỉnh, đặt trong mối quan hệ với phát triển KT-XH của địa phương cấp tỉnh.
- Giải quyết vấn đề nâng cao CLNNL của một địa phương cấp tỉnh trong hệ thống “mở” với vùng và cả nước, được thực hiện bằng phương thức của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, coi vấn đề CLNNL là nhân tố cơ bản hình thành năng lực cạnh tranh “động” trong phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương cấp tỉnh, gắn vào trường hợp một tỉnh cụ thể là Lai Châu.
Hình 1. 1: Khung lý thuyết về chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng
* Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin, và các phương pháp nghiên cứu:
Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu, luận án, sách tham khảo để xây dựng khung lý thuyết về CLNNL của địa phương. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bước này là phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa.
Bước 2: Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh về nâng cao CLNNL của địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, so sánh và tổng hợp.
Bước 3: Thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp để làm rõ thực trạng CLNNL của Lai Châu. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: (i) từ các niên giám thống kê của Việt Nam qua các năm; (ii) niên giám thống kê của tỉnh Lai Châu qua các năm; (iii) niên giám lao động và việc làm của Việt Nam qua các năm; (iv) bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê 2008, 2010, 2012; (v) bộ số liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam qua các năm; (vi) Báo cáo tổng kết tỉnh hình phát triển KT-XH của tỉnh Lai Châu, Báo cáo Sở Y tế, Sở
Yếu tố thuộc Nhà nước Yếu tố thuộc chính quyền địa phương Yếu tố thuộc chính quyền trung ương
Yếu tố thuộc môi trường KT-XH
Cơ cấu nguồn nhân lực Trình độ nguồn nhân lực Kiến thức của nguồn
nhân lực
Kỹ năng của nguồn nhân lực
Thể lực của nguồn nhân lực
Thái độ, tác phong lao động
Tăng trường kinh tế địa phương Năng suất lao động
xã hội
Việc làm và thất nghiệp của người lao động Mức sống dân cư Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực địa phương
Chất lượng nguồn nhân lực địa phương
Tác động của chất lượng nguồn nhân lực tới phát triển KT
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội; (vii) các văn bản cụ thể hóa Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Lai Châu; Quy hoạch NNL của tỉnh Lai Châu.
Bước 4: Thiết kế bảng câu hỏi điều tra về kiến thức, kỹ năng, thể lực, thái độ và tác phong lao động.
Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế chung cho 3 nhóm đối tượng điều tra là (i) cán bộ nhà nước liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực; (ii) người lao động; và (iii) đơn vị sử dụng lao động.
Câu hỏi điều tra bao gồm những thông tin chung về người được hỏi, ý kiến của người được hỏi về thực trạng CLNNL Lai Châu. Các tiêu chí về chất lượng được thiết kế trong bảng hỏi bao gồm các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thể lực, thái độ và tác phong lao động của nhân lực tỉnh Lai Châu.
Mỗi nhận định là một chỉ số về chất lượng nhân lực về kiến thức, kỹ năng, thể lực, thái độ và tác phong lao động. Mức độ đánh giá theo các tiêu chí chất lượng nhân lực cũng được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, trong đó 1 là rất kém; 2 là kém; 3 là trung bình; 4 là khá; 5 là tốt (tương ứng với thang điểm 5).
Bước 5: Xác định đối tượng điều tra và tổ chức điều tra
Cách lấy mẫu điều tra
Đối với đối tượng điều tra là công chức nhà nước (các bộ quản lý và chuyên viên), mẫu điều tra là 100 được lấy lựa chọn từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến nhân lực của chính quyền Lai Châu bao gồm: (i) lãnh đạo chính quyền tỉnh Lai Châu; (ii) các cơ quan chuyên môn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; (iii) lãnh đạo và các phòng chức năng của chính quyền thành phố Lai Châu, các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường.
Đối với đối tượng điều tra là các đơn vị sử dụng lao động, nghiên cứu lấy mẫu ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ danh bạ thông tin doanh nghiệp tỉnh Lai Châu.
Đối với người lao động, nghiên cứu lẫy mẫu ngẫu nhiên lao động từ 15 tuổi trở lên. Cách lấy mẫu là ở mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 2 xã, ở mỗi xã chọn 50 người từ 15 tuổi trở lên để tiến hành khảo sát. Tổng số nhân lực được khảo sát là 800 người.
Tổ chức điều tra
Các bảng câu hỏi điều tra được gửi đi theo ba phương pháp: gửi qua đường email, gửi trực tiếp bảng hỏi bằng đường công văn, gửi qua đường bưu điện, gửi cho các thường trực tại UBND xã, phỏng vấn trực tiếp. Thời điểm tiến hành điều tra là tháng 12/2013. Số phiếu thu về là 832 phiếu, trong đó 196 phiếu là của cán bộ công chức quản lý nhà nước, 280 phiếu của doanh nghiệp và 356 phiếu là của người lao động 15 tuổi trở lên.
Bước 6: Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Nghiên cứu tính toán điểm số đánh giá của từng nhóm đối tượng về thực trạng chất lượng nhân lực theo mỗi tiêu chí. Điểm số đánh giá thực trạng về chất lượng được tính bằng điểm số trung bình của ba nhóm đối tượng điều tra. Các điểm số được trình bày dạng bảng tiện cho việc phân tích thực trạng nhân lực ở các tiêu chí đánh giá. Đồng thời tác giả luận án cũng sử dụng mô hình nhân tố khám phá (EFA) trong phân tích CLNNL trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ kết quả điều tra khảo sát thực tiễn.
Bước 7: Phân tích số liệu để xác định thực trạng chất NNL tỉnh Lai Châu. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp chủ yếu là phương pháp mô tả, sử dụng các bảng, biểu, sơ đồ để so sánh các chỉ số đánh giá nhân lực tỉnh Lai Châu qua các năm, so sánh giữa các nhóm nhân lực khác nhau, so sánh với các tỉnh khác và với cả nước.
Dựa vào các dữ liệu sơ cấp và kết quả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích thực trạng các nhân tố tác động hình thành nên CLNNL của tỉnh Lai Châu, gồm kiến thức, kỹ năng, thể lực và tác phong lao động của nguồn nhân lực.
Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp diễn giải và tổng hợp để xác định những điểm đạt được và những điểm cần lưu ý về thực trạng nhân lực tỉnh Lai Châu qua các tiêu chí cơ cấu, trình độ, kiến thức, kỹ năng, thể lực, thái độ và tác phong lao động.
Bước 8: Phân tích những nguyên nhân cơ bản tác động đến điểm yếu của NNL tỉnh Lai Châu và đề xuất giải pháp. Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến CLNNL đã tổng hợp ở Chương 1, nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cơ bản thuộc về chính quyền tỉnh Lai Châu, chính quyền Trung ương, và các yếu tố môi trường KT-XH địa phương.
Phương pháp chủ yếu là phân tích hệ thống, so sánh và tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến hạn chế về chất lượng nhân lực của Tỉnh. Đồng thời, các phương pháp nội suy và ngoại suy được sử dụng để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao CLNNL tỉnh Lai Châu và kiến nghị các điều kiện nhằm thực hiện giải pháp.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC