Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng caochất lượng nguồn

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 70 - 74)

nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội

2.4.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng về lựa chọn các phương thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất: Quy hoạch phát triển NNL ở địa phương làm căn cứ đề ra các giải pháp nâng cao CLNNL ở địa phương. Một trong những mục tiêu phát triển NNL đến năm 2020 của Đà Nẵng là đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Riêng thành phố Đà Nẵng có 70% lao động qua đào tạo (21% có trình độ ĐH-CĐ, trong đó 2% có trình độ thạc sỹ trở lên; 16% TCCN và 33% CNKT); đào tạo mới 8.000 thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó có 2.000 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo; đào tạo mới 200 thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài làm việc trong khu vực công của Thành phố.

Thứ hai: Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe để nuôi dưỡng và tạo tiền đề từng bước nâng cao CLNNL ở địa phương. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 3974/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chung của Kế hoạch này là mọi người dân thành phố được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.

Thứ ba: Hoạch định và thực thi có hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay từ năm 2007, UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND, ngày 28/6/2007 ban hành Quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan,

đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý. Mục tiêu của Quy định này nhằm tiếp nhận những người có đạo đức, phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu, có năng lực quản lý, điều hành nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện tốt yêu cầu phát triển thành phố. Đối tượng thu hút là: (i) Giáo sư, phó giáo sư; (ii) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học (Tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dược sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú); (iii) Người được cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu nghệ nhân; người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, quản lý giỏi được xếp lương chức danh chuyên gia cao cấp; (iv) Huấn luyện viên cấp quốc gia trở lên; vận động viên đạt thành tích cấp quốc gia trở lên;

Thứ tư: Mở rộng đầu tư và hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ CMKT của người lao động; Ưu tiên đào tạo các nhóm nhân lực đặc biệt.

Đối với đào tạo nghề: Từ năm 2011 đến nay Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục dạy nghề, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời, tập trung dạy nghề chất lượng cao, đột phá vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của Thành phố như du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi, điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử.

Đối với TCCN: Khuyến khích các trường đẩy mạnh đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo từng chuyên ngành đặc thù.

Đối với đại học – cao đẳng: Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo phù hợp, hiện đại, thành lập, nâng cấp, mở rộng các trường, ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của Thành phố và khu vực.

2.4.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang trong phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hà Giang là một tỉnh có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Lai Châu nhưng đã có bước đi sớm hơn tỉnh Lai Châu trong phát triển NNL, nâng cao CLNNL. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Chú trọng chất lượng quy hoạch phát triển NNL. Trong Quyết định số 2022/QĐ-UBND ban hành ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2020, đã xác định mục tiêu tổng quát là (i) Phát triển nhân lực của Tỉnh phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên các yếu tố cơ bản là sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức; (ii) Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phân bố lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác tạo ra sự bứt phá mới về phát triển KT-XH; (iii) Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh để phát triển kinh tế, đồng thời chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa NNL chất lượng cao để lao động xuất khẩu.

Thứ hai: Chú trọng thực hiện chính sách phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe để phát triển NNL dài hạn. Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 23/KH- UBND ngày 12/02/2014 của UBND tỉnh về hành động thực hiện chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chung của Kế hoạch này là xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế tỉnh Hà Giang theo hướng hiện đại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao và bảo đảm sự công bằng trong khám, chữa bệnh; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống và giống nòi, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của đất nước.

Thứ ba: Thực thi chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao với mức ưu đãi cao. Nghị quyết số 96/2013/NQ-HĐND quy định một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

(1). Đối tượng thu hút: Là công dân có quốc tịch Việt Nam, thuộc một trong số các đối tượng sau: (i) Chuyên gia, nghệ nhân; (ii) Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; (iii) Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II, Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I; (iv) Thạc sĩ được đào tạo từ sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy; (v) Người đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, người đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập (không thu hút sinh viên đào tạo theo chế độ cử tuyển; đào tạo theo địa chỉ của tỉnh; sinh viên đào tạo liên thông từ trung cấp hoặc cao đẳng lên đại học); (vi) Bác sĩ tốt nghiệp đại học hệ chính quy.

(2). Mức thu hút: Ngoài chế độ tiền lương và các chế độ khác do Nhà nước quy định, được hưởng mức hỗ trợ thu hút một lần sau khi vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong Tỉnh như sau: Giáo sư: 200 lần mức lương cơ sở; Phó giáo sư: 160 lần mức lương cơ sở; Tiến sĩ: 140 lần mức lương cơ sở; Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II: 70 lần mức lương cơ sở; Thạc sĩ: 60 lần mức lương cơ sở; Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I: 50 lần mức lương cơ sở; Tốt nghiệp đại học loại giỏi: 40 lần mức lương cơ sở; Tốt nghiệp đại học loại khá: 30 lần mức lương cơ sở; Bác sĩ tốt nghiệp đại học loại trung bình: 25 lần mức lương cơ sở. Các đối tượng tuyển dụng, tiếp nhận nếu cam kết tự nguyện đến công tác tại các huyện khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ hoặc các xã vùng 3 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì ngoài chế độ thu hút một lần như trên và các chế độ hỗ trợ khác của Trung ương còn được hưởng thêm 50% của từng mức thu hút tương ứng khi làm việc tại huyện; 70% của từng mức thu hút tương ứng khi làm việc tại xã.

(3). Chế độ đãi ngộ đối với đối tượng được tiếp nhận, tuyển dụng theo chính sách thu hút: (i) Được ưu tiên tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng (nếu có) làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn khi có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện dự tuyển; (ii) Được bố trí nhà ở công vụ hoặc trong 5 năm đầu được trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng, mức trợ cấp bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/tháng; được ưu tiên mua nhà theo dự án nhà ở xã hội của tỉnh; (iii) Được hỗ trợ một lần trong

5 năm đầu 100% lãi suất vốn vay tại tổ chức tín dụng theo quy định, mức vay không quá 50 triệu đồng trong thời hạn 05 năm để bảo đảm ổn định cuộc sống tại nơi đến nhận công tác. Thời gian được chi trả mức hỗ trợ thu hút một lần là sau 06 tháng kể từ ngày đuợc tiếp nhận, tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w