Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế xã hội địa phương

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 64 - 66)

2.2.2.1 Yếu tố kinh tế

(1). Tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển kinh tế của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực: Những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo tiền đề cho nguồn nhân lực tại địa phương phát triển đồng thời thu hút thêm nguồn nhân lực tại các địa phương khác. Ngược lại khi nền kinh tế tại địa phương phát triển chậm sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nhân

lực cả về số lượng và chất lượng. Người lao động ít có động lực trau dồi kiến thức, tay nghề, và có khuynh hướng di chuyển sang vùng có điều kiện tốt hơn.

(2). Cơ cấu các ngành kinh tế: Các địa phương có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển sẽ đòi hỏi có đội ngũ lao động được đào tạo bài bản hơn, có tay nghề cao hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực, do vậy, tạo áp lực nâng cao CLNNL Ngược lại những địa phương mà tỷ lệ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có tỷ lệ lớn thường có nhu cầu CLNNL hạn chế hơn, đa số ít được đào tạo bài bản.

(3). Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Những địa phương có kết cấu hạ tầng đồng bộ, có chất lượng giúp cho người dân tại địa phương được tiếp cận với các tiện ích, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo tốt hơn nên người dân có điều kiện phát triển thể trạng và các kỹ năng qua đào tạo, do vậy chất lượng nguồn nhân lực thường cao hơn so với những địa phương có điều kiện hạ tầng kém hơn. Do vậy, người dân ở các địa phương này có trình độ tay nghề cao hơn, năng suất lao động cao hơn so với người dân ở những vùng miền có điều kiện phát triển kinh tế ở mức độ kém thuận lợi hơn.

(4) Thu nhập bình quân: Địa phương có mức thu nhập bình quân cao hơn so với những địa phương khác sẽ thu hút được nhiều lao động có trình độ năng lực từ nơi khác đến làm việc, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh đối với lao động tại chỗ, buộc lao động địa phương phải nâng cao trình độ tay nghề để cạnh tranh với lao động nhập cư. Qua đó, nâng cao chất lượng của lao động trên địa bàn.

(5) Việc làm và tỷ lệ thất nghiệp: Địa phương có nhiều việc làm, đặc biệt những việc làm trong ngành công nghiệp và dịch sẽ góp phần thu hút lao động từ những địa phương khác, do vậy góp phần nâng cao số lượng NNL tại địa phương. Ngược lại, địa phương ít việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao thì buộc người lao động phải dịch chuyển đến những địa phương có nhiều việc làm hơn và sẽ góp phần tiêu cực vào sự phát triển NNL tại địa phương.

Văn hoá truyền thống tác động đến tư tưởng và thói quen của người lao động. Những tư tưởng và thói quen của con người lại tác động đến thái độ và cách cư xử của con người đối với xã hội, đối với công việc. Chính vì vậy, văn hoá truyền thống cũng có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển NNL. Sự tác động, ảnh hưởng này được thể hiện theo cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực. Có những nét văn hoá truyền thống giúp cho người lao động làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn sự chăm chỉ, ham học hỏi nhưng cũng có những nét văn hoá làm giảm năng suất lao động như văn hoá lễ hội, rượu, bia, tính đố kỵ, phân biệt vùng miền...

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 64 - 66)