Một số bài học rút ra cho Lai Châu từ kinh nghiệm của một số địa

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 74 - 76)

một số địa phương

(1). Phải xây dựng quy hoạch NNL địa phương một cách bài bản, chất lượng cao

Cần áp dụng quy trình xây dựng quy hoạch và các phương pháp dự báo cung – cầu lao động khoa học. Có quy hoạch tốt là cơ sở để thu hút nhân lực có chất lượng cũng như thực hiện các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Trên cơ sở quy hoạch và chiến lược phát triển KT-XH của Tỉnh cũng như của các ngành, UBND Tỉnh cần chủ trì tập hợp cơ quan hữu quan của tỉnh cụ thể hóa quy hoạch nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu lao động của tỉnh, xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực (cho toàn bộ lực lượng lao động và cho những loại lao động chủ yếu), đảm bảo tính đồng bộ, khả thi của các chương trình này.

(2). Phải quan tâm đến phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân

Thông qua chăm sóc sức khoẻ, tư vấn dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật, tạo ra khả năng đảm bảo cho thế hệ nhân lực hiện tại và tương lai có thể lực, tinh thần khoẻ mạnh. Nâng cao năng lực của mạng lưới y tế, áp dụng kịp thời những tiến bộ, khoa học y tế và dự phòng sẽ có tác động nâng cao sức khoẻ NNL nói riêng và CLNNL nói chung.

(3). Cần xây dựng và triển khai thực hiện một cách nhất quán những chính sách thu hút lao động có trình độ cao về làm việc tại địa phương

Việc thu hút lao động có trình độ cao cần được hỗ trợ bằng những chính sách cụ thể đối với những loại lao động cụ thể và địa chỉ sử dụng cụ thể đối với từng loại, thậm chí từng lao động cụ thể. Để có thể huy động được và sử dụng có hiệu quả nguồn lao độnchất lượng cao, cần đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi

cho họ, đáp ứng được những lợi ích mà họ kỳ vọng, và đặc biệt là thiết lập được quan hệ hợp tác và phối hợp hiệu quả giữa họ với lao động địa phương.

(4). Cần phát triển năng lực hệ thống đào tạo và dạy nghề trên địa bàn Tỉnh

Việc phát triển năng lực hệ thống đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh sẽ giúp cho tỉnh chủ động NNL. Ngoài ra, thông qua liên kết đào tạo, một số trong các cơ sở này có thể tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, quản trị kinh doanh cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức KT-XH trên địa bàn Tỉnh.

(5). Cần chủ động thực hiện và khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở đào tạo và dạy nghề cũng như các cơ sở sử dụng lao động

Tỉnh cần chủ động tiến hành những nội dung này, đặc biệt là những cơ sở có nhu cầu sử dụng lao động tương đối lớn, đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề ở các địa phương khác triển khai thực hiện các chương trình đào tạo nghề và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ phục vụ nhu cầu phát triển của Tỉnh.

(6). Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ

Cần xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên. Gửi cán bộ, nhân viên kỹ thuật đi đào tạo, nâng cao trình độ ở các trung tâm đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo / nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ có uy tín trong và ngoài nước. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở có những nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực của địa phương một cách tương đối chính xác và có quy hoạch sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao một cách nhất quán.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LAI CHÂU

3.1 Khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, và thựctrạng sử dụng nhân lực ở tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 74 - 76)