nhân lực địa phương cấp Tỉnh
2.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường (Hà Nội -1998), nhân lực chủ yếu là lực lượng và năng lực những người lao động sản xuất (bao gồm lao động thể lực và lao động trí lực), cũng tức là sức lao động. Quy mô tổng nhân lực là quy mô tổng thể tài nguyên sức lao động toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định.
Theo Trần Xuân Cầu (2012), theo nghĩa rộng nhất, nguồn nhân lực (NNL) chính là nguồn lực con người; Xét về quy mô, nguồn nhân lực của một địa phương/quốc gia chính là dân số của địa phương/quốc gia đó.
Theo học giả người Trung Quốc Lâm Lợi (1993) thì nguồn nhân lực là nguồn nhân khẩu có năng lực lao động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; xét về quy mô tổng tài nguyên nhân lực của một quốc gia hay một địa phương là chỉ tổng nhân khẩu của quốc gia/địa phương đó.
Theo nghĩa hẹp, cách tiếp cận khả năng lao động và giới hạn độ tuổi lao động, nguồn nhân lực của một địa phương/một quốc gia bao gồm dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. (Ở Việt Nam, độ tuổi lao động hiện nay được quy định là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ). Cách tiếp cận này cho phép người nghiên cứu thu thập và phân tích số liệu đơn giản hơn. Theo cách tiếp cận hẹp này, tổng số nguồn nhân lực của một địa phương hay một quốc gia ở một thời điểm nhất định chính là tổng quy mô tổng tài nguyên sức lao động của địa phương/quốc gia đó.
Theo các nghiên cứu về vốn con người, NNL chủ yếu được xem xét ở khía cạnh CLNNL. Đây là cách tiếp cận phổ biến của nhiều nghiên cứu và nhiều tổ chức như Tổ chức Lao động của Liên hợp quốc (ILO), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP). Theo ILO (2010), NNL được coi là chất lượng của sức người sẵn có để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân được huy động vào quá trình lao động. Hay NNL là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước như theo quan điểm UNDP (1995).
Trong luận án này, nguồn nhân lực của một địa phương, một vùng hay của một quốc gia, được hiểu là nguồn lực dân số trong độ tuổi lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động, có thể tham gia vào hoạt động sản xuất của một quốc gia, một vùng hay một địa phương được xem xét cả về khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.
Hình 2. 1: Nguồn nhân lực của địa phương
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo các cách tiếp cận nói trên, nhiều tác giả đã xem xét xác định các yếu tố cấu thành CLNNL. Theo Nguyễn Hồng Quang (2013), trình độ học vấn là yếu
Tổng dân số địa phương
Dân số trong độ tuổi lao động Dân số ngoài độ tuổi lao động
Dân số không có khả năng lao động Dân số có khả năng lao động
Nguồn nhân lực của địa phương Dân số không có khả năng lao động Dân số có khả năng lao động
tố quan trọng nhất quyết định đến các yếu tố khác như kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất, lối sống. Các yếu tố như tố chất, sức khỏe, lối sống, trình độ văn hóa có tính chất quyết định đến việc làm và quyền lợi của nhân lực. Theo Trần Xuân Cầu (38, tr. 47), CLNNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL, được biểu hiện thông qua các tiêu chí: sức khoẻ, trình độ chuyên môn/lành nghề, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Cách định nghĩa này đã khẳng định rõ trạng thái về CLNNL và thể hiện rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng.
Một số học giả đã đơn giản hóa các chỉ số đánh giá CLNNL bằng một số các chỉ số mang tính đại diện. Một số tác giả cho rằng chỉ số đo lường chất lượng lao động thì có nhiều chỉ số là quan sát được như giáo dục, sức khỏe, giới tính, lứa tuổi nhưng cũng có những chỉ số khó quan sát và vì vậy cách tốt nhất để đo lường là thông qua năng suất và sự gia tăng tiền lương [Thomas Bolli and Mathias Zurlinda, 2009, tr.5]. Shinada Naoki (2011) đã xác định chất lượng nhân lực qua số năm đi học tiểu học, trung học và cao đẳng, đại học của NNL, qua giới tính, tuổi. Và để thấy được sự tác động của CLNNL tới việc làm, tác giả đã tính toán tỷ lệ nhân lực có việc làm trong những nhóm dân số có số năm đi học khác nhau, giới tính khác nhau và độ tuổi khác nhau.
Theo Eric.A.Hanushek, Dennis D.Kimko (2000, tr.1184) CLNNL có thể được đo lường thông qua một số biến số đại diện do tính phức tạp của khái niệm này. Để đo lường, nhiều nghiên cứu chỉ sử dụng một số biến số đại diện như chất lượng đào tạo tại các trường học hay thông qua các điểm số môn học trong trường, hoặc đo lường thông qua các yếu tố đầu vào như tổng chi phí hoặc lương cho giáo viên. OECD (2013) sử dụng một số chỉ số để đo CLNNL như tỷ lệ dân số từ 25 đến 34 tuổi tốt nghiệp cấp 3, tỷ lệ sinh viên trong tổng dân số trong độ tuổi 20 đến 29, tỷ lệ người có việc làm trong tổng số dân số đã tốt nghiệp cấp 3. Việc đơn giản hóa khái niệm và các chỉ số đánh giá CLNNL như trên khá tiện lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin nhưng lại không phản ánh được các khía cạnh đa chiều của chất lượng nguồn nhân lực.
Trong luận án này, chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là chất lượng đầu ra và vì vậy chất lượng nguồn nhân lực là chất lượng của đội ngũ nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua các tiêu chí cơ cấu nguồn nhân lực, trình độ (giáo dục, CMKT), kiến thức, kỹ năng, thể lực, thái độ và tác phong của nhân lực – là những yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập và mức sống cho người dân.
Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển KT- XH địa phương các tỉnh gồm 4 yếu tố chủ yếu cấu thành: (i) Cơ cấu nguồn nhân lực ở địa phương; (ii) Trình độ và kỹ năng nguồn nhân lực ở địa phương; (iii) Thể lực của nguồn nhân lực ở địa phương và (iv) Thái độ, tác phong lao động của người lao động ở địa phương.
Đồng thời, việc nghiên cứu các yếu tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực này phải hướng tới tác động tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong phạm vi luận án này, phát triển kinh tế địa phương được đặt trong phạm vi: (i) Tăng trường kinh tế địa phương; (ii) Năng suất lao động xã hội ở địa phương; (iii) Việc làm và thất nghiệp của người lao động ở địa phương.
2.1.1.2 Vai trò của nhân tố chất lượng nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương cấp tỉnh
Trong các lý thuyết phát triển kinh tế, CLNNL luôn được coi là nhân tố quyết định đối với sự phát triển, quyết định năng lực cạnh tranh “động” và tạo ra lợi thế cạnh tranh của một nền kinh tế, vùng, địa phương và doanh nghiệp. Vai trò cụ thể của nhân tố CLNNL đối với phát triển KT-XH địa phương cấp tỉnh như sau:
(1) Chất lượng NNL tạo ra lợi thế so sánh trong phát triển của địa phương. “Thuyết lao động lành nghề”,đã cho rằng, trình độ thành thạo lao động và lượng lao động thành thạo sẵn có tương đối của một nước tạo ra lợi thế về năng suất lao động và lợi thế xuất khẩu sản phẩm loại hình tập trung trung lao động của nước đó. Yếu tố lao động lành nghề có quan hệ tương đối đồng biến với yếu tố tư bản
nhân lực (vốn con người), năng suất lao động, nghiên cứu và phát triển (R&D) và phát triển xuất khẩu sản phẩm loại hình tập trung lao động của một nước. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trình độ thành thạo của lao động hay sự lành nghề của lao động và lượng lao động lành nghề sẵn có tương đối của một nước quyết định đến mức CLNNL của nước đó, quyết định đến năng suất lao động và độ lớn của yếu tố vốn con người (tư bản nhân lực) của nước đó. Theo hướng này, Keesing (1966) đã luận giải rằng, kỹ năng lao động tạo ra lợi thế so sánh trong phát triển; sức lao động thành thạo trong một nước công nghiệp là yếu tố sản xuất quan trọng nhất; và do đó, “kỹ năng lao động” hay lao động thành thạo là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá CLNNL của một số nước.
(2) Chất lượng NNL là nhân tố bảo đảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế địa phương. “Thuyết tiến bộ kỹ thuật quyết định tăng trưởng”, cho rằng, yếu tố tiến bộ kỹ thuật đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng và là yếu tố bảo đảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, nhưng yếu tố này chỉ được thực hiện thông qua nhân tố vốn con người; và do đó, trình độ kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá CLNNL, chất lượng vốn con người.
(3) Chất lượng NNL quyết định độ lớn của vốn con người và tạo ra thu nhập tăng dần của địa phương. Thuyết “Tư bản nhân lực”, đã xác định kỹ năng và tri thức mà con người có thể thu nhận được là yếu tố quan trọng nhất hình thành vốn con người, là yếu tố quan trọng nhất quy định mức CLNNL. Giáo dục là phương thức cơ bản để nâng cao chất lượng vốn con người, nâng cao CLNNL. Đầu tư vào giáo dục là đầu tư vào nâng cao vốn con người, nâng cao CLNNL. Thuyết “Thu nhập tăng dần”, đã một mặt, cụ thể hóa tiến bộ kỹ thuật thành tri thức chuyên nghiệp hóa và thể hiện trong kỹ năng đặc thù của sức lao động, qua đó có thể nhận thức trực quan được tác dụng của tiến bộ kỹ thuật hoặc tri thức đối với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, đã phân tích và chứng minh được tác dụng của tri thức chuyên nghiệp hóa và tích lũy tư bản nhân lực (vốn con người) đối với tăng trưởng kinh tế, cho rằng hai yếu tố này có thể sản sinh ra “thu nhập tăng dần” là “nguồn duy trì động lực vĩnh cửu của tăng trưởng kinh
tế”. Điều đó cũng có nghĩa rằng, tri thức chuyên nghiệp hóa thể hiện ở kỹ năng đặc thù của người lao động là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng nhân lực, CLNNL. Lý luận “thu nhập tăng dần” cũng chỉ ra rằng, trong “mô thức kinh tế mở”, việc triển khai thương mại quốc tế giữa các nước có thể khiến cho tri thức tích lũy nhanh trong phạm vi toàn thế giới, do đó mà làm cho tổng thể mức sản xuất của thế giới được nâng cao, điều đó rất có ý nghĩa đối với các nước nghèo. Vì thông qua thương mại quốc tế, các nước nghèo có thể nhập khẩu tri thức, nhận chuyển giao công nghệ để nâng cao tỷ lệ lao động có tri thức chuyên môn hóa, mặt khác, việc đưa kỹ thuật vào sẽ tiết kiệm được kinh phí nghiên cứu và triển khai (R&D) của nước nghèo. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong điều kiện “mô thức kinh tế mở”, phát triển thương mại quốc tế là phương thức cơ bản để nâng cao CLNNL của các nước kém phát triển, giúp các nước này có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong thời gian ngắn.
(4) Chất lượng NNL tạo ra động lực của sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương. Lý thuyết phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, đã một mặt đặt vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống là một nhân tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách về kinh tế, đưa ra tiêu chí sự phát triển hiện đại là “sự phát triển có thể duy trì cuộc sống” (Subtanable Development), chỉ sự phát triển kinh tế có thể tạo ra được lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài vì làm cho môi trường thiên nhiên và chất lượng cuộc sống của con người tốt lên. Mặt khác, lý thuyết phát triển bền vững cũng đặt con người ở trị trí trung tâm của sự phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh; coi yếu tố “sáng tạo” là động lực, yếu tố “cân bằng” là điều kiện. Lý thuyết này cũng đã phân tích quan hệ nhân quả giữa bất bình đẳng về thu nhập đến nhân tố lao động và tiêu dùng; qua đó coi việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng về thu nhập là một trong những cách thức để tạo lập và nâng cao chất lượng lao động, nâng cao CLNNL. Đồng thời, lý thuyết phát triển bền vững từng bước được cụ thể hóa và hiện đại hóa bằng lý thuyết phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Chiến lược tăng trưởng xanh của khu vực APEC (2013) đã xác định yếu tố “sáng tạo” tạo ra
tăng trưởng và coi việc khuyến khích và nuôi dưỡng “sáng tạo” trong các nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực mới nổi là một phương cách cơ bản của tăng trưởng xanh. Điều đó cũng có nghĩa rằng, yếu tố “sáng tạo” dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tri thức của người lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nhân lực, CLNNL, bởi yếu tố “sáng tạo” có ý nghĩa quyết định nhất đối với nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực khác. Nói cách khác, năng lực sáng tạo của người lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng nhân lực, CLNNL trong phát triển hiện đại.
(5) Chất lượng NNL tạo ra lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh “động” của mỗi địa phương và doanh nghiệp. Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh “động” đều đặt yếu tố CLNNL, yếu tố sáng tạo đóng vai trò quyết định nhất đến sự tạo lập, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh “động” của mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi doanh nghiệp; nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong lý thuyết Chuỗi giá trị, chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu (GVC), các công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo cao (ý tưởng, thiết kế, nhãn mác, R&D) đều là các khâu tạo ra, bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng ở mức cao, hay đều nằm ở khâu “thượng nguồn” của chuỗi. Tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu đang là phương thức phát triển mới trong thời đại toàn cầu hóa. Để tham gia hiệu quả các chuỗi giá trị toàn cầu, các nước đều đặt mục tiêu tham gia sâu và giành vị thế chi phối ở các khâu tạo ra giá trị cao, các khâu đòi hỏi sự sáng tạo và hàm lượng tri thức cao, sử dụng nhân lực chất lượng cao. Và do đó, một mặt nâng cao CLNNL có ý nghĩa quyết định đến sự tham gia hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành, doanh nghiệp vào các chuỗi giá trị toàn cầu; mặt khác, việc tham gia sâu vào các khâu đòi hỏi sự sáng tạo và hàm lượng tri thức cao, có giá trị gia tăng cao là một phương thức cơ bản để nâng cao CLNNL của quốc gia, ngành và doanh nghiệp.