Các phương thức nâng caochất lượng nguồn nhân lực của địa phương

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 67 - 70)

cấp tỉnh

(1). Hình thành và phát triển thị trường sức lao động, thị trường nhân tài địa phương trong một thị trường sức lao động toàn quốc thống nhất và từng bước hội nhập thị trường sức lao động thế giới. Đây là phương thức cơ bản và dài hạn nhất để nâng cao CLNNL ở địa phương cấp tỉnh. Việc xây dựng phát triển thị trường sức lao động địa phương cấp tỉnh sẽ tạo ra phương thức phân bổ và sử dụng hiệu quả NNL nội tỉnh, đồng thời tạo ta phương thức lưu chuyển linh hoạt, tự do nhân lực nội tỉnh với ngoại tỉnh, thu hút nhân lực chất lượng cao từ các địa phương khác vào làm việc tại tỉnh, bổ sung NNL cho phát triển KT-XH của địa phương.

(2). Nhà nước, chính quyền địa phương phải luôn luôn chủ động và giữ vai trò định hướng, quản lý, điều tiết và thúc đẩy phát triển NNL, nâng cao CLNNL ở địa phương, đặc biệt là cần có chính sách thu hút và trọng dụng NNL chất lượng cao.

Để phát triển NNL của địa phương, nhà nước Trung ương cần có chiến lược, quy hoạch phát triển NNL cấp quốc gia và cấp Vùng; trên cơ sở đó, chính quyền địa phương xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển NNL ở địa phương đóng vai trò định hướng sự phát triển NNL của địa phương. Đồng thời, để quản lý, điều tiết và thúc đẩy phát triển NNL của địa phương, chính quyền các tỉnh cần có cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để thu hút, trọng dụng và phân bổ hợp lý NNL của địa phương, nhất là nhân lực chất lượng cao.

(3). Phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương, thu hút các nguồn lực của các địa phương khác trong cả nước và nguồn lực của nước ngoài vào phát triển NNL và nâng cao CLNNL ở địa phương cấp tỉnh.

Để phát triển NNL của địa phương, trước hết cần phát huy nội lực của địa phương thông qua hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống y tế tại địa phương và nguồn lực tài chính của địa phương thông qua xã hội hóa giáo dục và y tế, thông qua sử dung các đãi ngộ về tài chính và vị trí việc làm đối với nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, mỗi địa phương cần chủ động liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong vùng, các trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong cả nước để thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển và nâng cao CLNNL của địa phương.

(4). Mở rộng và tăng cường các liên kết giữa các nhóm chủ thể, giữa các khu vực (nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cộng đồng xã hội) trong nội tỉnh, nội vùng, liên vùng và liên quốc gia trong phát triển và nâng cao CLNNL ở địa phương cấp tỉnh.

Để cải thiện hệ thống phát triển NNL của địa phương cấp tỉnh, trước hết cần tăng cường liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa – xã hội và cộng đồng dân cư trong tỉnh, trong vùng để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển NNL có hiệu lực, xác định nhu cầu nhân lực của các ngành kỹ thuật và của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và dịch vụ về phát triển NNL của địa phương, xây dựng các cơ sở giáo dục và dạy nghề tại địa phương…

(5). Nâng cao năng lực quản trị NNL, nhất là quản trị CLNNL ở tất cả các cấp (trung mô, vĩ mô) trên địa bàn địa phương cấp tỉnh.

Đối với cấp vĩ mô, để nâng cao năng lực quản trị quốc gia phát triển NNL, nhất là quản trị CLNNL, nhà nước phải cải cách thường xuyên hệ thống phát triển NNL, chính sách phát triển NNL phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm phát triển NNL đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế,

xây dựng chuẩn quốc gia về nhân lực chất lượng cao, có chính sách tăng cường hợp tác giữa các ngành, các doanh nghiệp với cơ sở giáo dục dạy nghề.

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh (cấp trung mô) để nâng cao năng lực quản trị phát triển NNL của địa phương, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể về phát triển NNL ở địa phương.

(6). Tạo lập, duy trì và điều chỉnh cơ cấu dân số, cơ cấu NNL hợp lý ở địa phương cấp tỉnh, phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển KT-XH của địa phương trong từng thời kỳ. Việc kiểm soát tỷ lệ sinh, cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính có vai trò quan trọng đối với tạo lập tài nguyên nhân lực của mỗi địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, việc tạo lập cơ cấu hợp lý giữa nhóm nhân lực có tài năng cao, nhóm nhân lực có kỹ năng kỹ thuật cao và nhóm lao động phổ thông trong từng giai đoạn sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH.

(7). Phát triển nhanh mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, hệ thống cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh là phương cách cơ bản để nâng cao chất lượng dân số, CLNNL trong dài hạn. Mỗi địa phương cần đẩy mạnh xúc tiến giáo dục, đào tạo các giảng viên có năng lực để bảo đảm chất lượng đầu ta của các cơ sở giáo dục, dạy nghề. Việc sử dung nguồn lực tài chính công cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần có chọn lọc, lựa chọn kỹ lưỡng và có trọng tâm do nguồn lực hạn chế.

(8). Tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện vật chất cho việc nâng cao NNL ở địa phương.

Yếu tố thể lực đóng góp quan trọng trong hình thành chất lượng nhân lực. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của nhân lực được hình thành trên cơ sở điều kiện vật chất nhất định. Vì thế, việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở địa phương là phương thức quan trọng nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên nhân lực của mỗi địa phương cấp tỉnh.

2.4 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước vềnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu (Trang 67 - 70)