ngoại Hồ Chí Minh trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới
Trong tình hình mới, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và đất nước, càng đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối chiến lược đúng đắn, góp phần đưa đất nước tiến lên. Qua nghiên cứu, có thể đề xuất một số kiến nghị góp phần vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong quá trình hoạch định và thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Công tác đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới phải tiếp tục quán triệt quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh, nhất là những quan điểm về mục tiêu, phương châm đối ngoại.
Tiếp tục mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại của ta đi vào chiều sâu, ngày càng ổn định và bền vững. Đặc biệt coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng có chung biên giới, các nước Đông Nam á. Thúc đẩy quan hệ hợp tác ổn định lâu dài với các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống... Không ngừng phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và các đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng có chung biên giới. Thực hiện và phát huy tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tăng cường hơn nữa hoạt động trên các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam.
Nâng cao quan hệ hợp tác với các nước, nhất là các nước láng giềng và khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng, kết hợp chặt chẽ ngoại giao song phương với ngoại giao đa phương, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững hơn nữa. Tập trung hoàn thành việc phân giới, cắm mốc biên giới với Trung Quốc và Campuchia theo đúng thời hạn đề ra. Kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh về biên giới lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển với các nước, góp phần vào việc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tiếp tục thúc đẩy giải quyết bằng thương lượng hoà bình những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan; phấn đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng thành đường biên giới hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - một trọng tâm đã được xác định từ các năm trước lên mức độ cao hơn. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, tạo điều kiện cho ta tham gia sâu và đầy đủ hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu. Chuẩn bị tốt và tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, hợp tác kinh tế toàn diện với các nước. Tăng cường môi trường pháp lý cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Tận dụng thời cơ, thúc đẩy làn sóng đầu tư vào Việt Nam mạnh
hơn, tăng khả năng hấp thụ FDI, vận động nhiều hơn ODA, và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, lao động, tăng thu hút du lịch.
Kiên quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái, các âm mưu lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đồng thời sẵn sàng và chủ động trong việc đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế về các vấn đề này. Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các Tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề "Dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" không can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam. Đặc biệt phá tan âm mưu lật đổ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Luật sư Lê Công Định và “tổ chức phản động lưu vong”. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá đối ngoại, phối hợp và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, góp phần làm cho bạn bè thế giới hiểu rõ và hiểu đúng về công cuộc đổi mới và về đất nước, con người Việt Nam. Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở cần thiết hoàn thành mục tiêu năm 2009 là “Năm ngoại giao văn hoá” của công tác đối ngoại.
Đẩy mạnh phối hợp chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, với đối ngoại quốc phòng, an ninh, thông tin đối ngoại với thông tin trong nước, thực hiện tốt việc hoàn thiện cơ chế thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại để tạo sức mạnh tổng hợp, hoàn thiện tốt nhiệm vụ đối ngoại chung của cả nước.
Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm cho thế giới hiểu đúng về tình hình mọi mặt và công cuộc đổi mới của Việt Nam, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị hợp tác bình đẳng, có lợi, cùng phát triển giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đối ngoại và các quan hệ đối ngoại luôn ở trạng thái biến động tác động đến mọi mặt của các quốc gia, trong đó có nước ta. Vì vậy, trong
quan hệ đối ngoại phải kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, nhanh nhạy nắm bắt thời cơ và có chính sách đối ngoại thích hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Thực hiện quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh góp phần xác lập một bản sắc ngoại giao Việt Nam, nâng cao giá trị của Việt Nam trên trường quốc tế, làm cho đối tác nể trọng. Lợi ích tối cao là thước đo để đánh giá hiệu quả chính sách và hoạt động đối ngoại.
Không ngừng học tập quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Đảng và nhân dân ta lúc này là củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển. Chúng ta phải kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, tích cực hội nhập khu vực và thế giới.
Vì vậy, phải không ngừng học tập quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong quá trình học tập tư tưởng của Người cần lưu ý các yêu cầu sau đây:
Một là, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là mục tiêu và phương châm trong quan điểm đối ngoại của Người, tạo thành một thể thống nhất, bổ sung cho nhau, nhờ vậy mà tư tưởng của Người có tầm vóc cao hơn, ý nghĩa lớn hơn. Bởi vậy, trong học tập nghiên cứu tư tưởng của Người phải tránh giáo điều, tránh dập khuôn.
Hai là, sức sống và giá trị của những quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh là thể hiện ở khả năng vận dụng thực tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn hướng tới giải pháp hữu hiệu, khả thi trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại. Nội dung những quan điểm đối ngoại của Người là tấm gương phản chiếu nhau, kiểm nghiệm lẫn nhau. Học tập những quan điểm đó để vận dụng vào công tác đối ngoại.
Ba là, học tập nghiên cứu những quan điểm đối ngoại của Hồ Chí Minh là học tập, noi gương nhân cách văn hoá, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Cần đưa nội dung tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh vào các chương trình, các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác đối ngoại. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn riêng biệt về tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nên biên soạn các bài giới thiệu ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu về nội dung quan điểm Hồ Chí Minh để tuyên truyền rộng
rãi, trước hết trong cán bộ đối ngoại, ở trong nước cũng như ở các cơ quan đại diện ngoại giao.
Tiếp tục nghiên cứu, khai thác, vận dụng quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh.
Quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho công tác ngoại giao của Đảng và Nhà nước. Bối cảnh quốc tế, khu vực, tình hình trong nước luôn luôn thay đổi, do vậy phải thường xuyên nghiên cứu vận dụng những quan điểm đối ngoại của Người trong điều kiện mới.
Vận dụng những quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu hơn vào quốc tế và khu vực, thế và lực của nước ta đã có những thay đổi, được tăng cường. Vận dụng quan điểm của Người là kiên trì mục tiêu đã đề ra, kiên định lập trường nguyên tắc với những sách lược thích hợp cho từng hoàn cảnh, trước mọi diễn biến của tình hình. Mặt khác, trong bối cảnh mới, vẫn kiên định mục tiêu xuyên suốt của cách mạng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhưng có sự bổ sung những điều kiện mới, nội hàm những quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh có thể có những nội dung mới. Không tiếp tục nghiên cứu thì không thể vận dụng thành công quan điểm đối ngoại của Người.
Thế giới luôn biến đổi, thế và lực của chúng ta cũng luôn thay đổi đặt ra cho chúng ta những vấn đề mới cần phải xử lý. Chính vì vậy, chúng ta phải không ngừng phát triển, bổ sung và làm giàu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh trước hết là phải phát triển và hoàn thiện giá trị lý luận của những quan điểm trên, từ đó soi rọi trong thực tiễn hoạt động đối ngoại của nước ta, đồng thời đẩy mạnh công tác tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn làm giàu thêm cho lý luận, cho quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh. Sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có quan điểm đối ngoại là sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, lý luận đi trước thực tiễn, mở đường cho thực tiễn, thực tiễn kiểm nghiệm lý luận, ở khả năng phát triển và hoàn thiện liên tục. Việc phát triển những quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh phải trên cơ sở vận dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Từ thực tiễn nảy sinh ra những yêu cầu mới, vấn đề mới cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quan điểm đối ngoại của Người.
Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh bằng tổng kết công tác đối ngoại hiện đại.
Quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh là một hệ thống mở, do vậy Đảng ta có trách nhiệm không ngừng phát triển quan điểm đối ngoại của Người. Mặt khác, thế giới không ngừng thay đổi, thế và lực của đất nước, mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm đối ngoại cũng thay đổi theo. Vì vậy, bên cạnh việc quán triệt, học tập và vận dụng tư tưởng của Người phải thường xuyên phát triển, hoàn thiện quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh đặc biệt là bổ sung những điều kiện mới vào mục tiêu, phương châm đối ngoại cho phù hợp với bối cảnh quốc tế hiện nay, để những quan điểm đối ngoại của Người luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động đối ngoại Việt Nam, là sức mạnh và sự bảo đảm thắng lợi cho ngoại giao Việt Nam.
Tiếp tục phát triển, hoàn thiện quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh trước hết là phát triển hoàn thiện giá trị lý luận của tư tưởng đối ngoại của Người, giúp cho lý luận ngoại giao có thể đi tiên phong. Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác tổng kết lý luận đối ngoại, thực tiễn đối ngoại, nhằm bổ sung, hoàn thiện tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.
Mặt khác, việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh không thể tách rời với việc tiếp tục phát triển, hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và chủ nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở kiến thức và nhận thức mới của nhân loại. Đây cũng phải là quá trình liên tục, thường xuyên. Sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng đối ngoại của Người là ở sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn. Việc phát triển tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh phải được thực hiện trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong bối cảnh cụ thể, và từ thực tiễn nảy sinh những vấn đề, nhu cầu mới về tiếp tục nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp tục khai thác di sản đối ngoại Hồ Chí Minh.
Di sản đối ngoại Hồ Chí Minh là “cẩm nang” đối ngoại Việt Nam. Chúng ta đã khai thác quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, còn khá nhiều tư liệu, tài liệu về hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được khai thác, chưa được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập. Cần sớm có kế hoạch khai thác, chọn lựa các tài liệu có giá trị đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập. Mặt khác, để việc nghiên cứu, học tập, tham khảo thuận lợi cần phải
biên soạn, xuất bản những bài nói, bài viết của Người về đối ngoại. Đây cũng chính là một phần công tác tiếp tục nghiên cứu di sản đối ngoại Hồ Chí Minh.
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đối ngoại có giá trị to lớn. Vận dụng quan điểm của Người trong suốt quá trình cách mạng công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, điều kiện trong nước và thế giới có nhiều biến đổi, khai thác di sản đối ngoại của Người đặc biệt là mục tiêu, phương châm đối ngoại cho ta định hướng đúng đắn cho việc xây dựng đường lối đối ngoại mới.
Có thể thấy, trong hơn hai mươi năm qua, tình hình thế giới diễn ra những biến đổi hết sức to lớn, đời sống thế giới bị chi phối bởi hàng loạt các nhân tố: chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ và các vấn đề khác, đặt ra cho công tác đối ngoại và việc vận dụng quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh để xác định mục tiêu, phương châm đối ngoại của Đảng ta nhiều vấn đề mới.
Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh, đặc biệt là quan điểm về các vấn đề: mục tiêu, phương châm đối ngoại. Điều đó đã góp phần quan trọng đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, quan hệ quốc tế của đất nước tiếp tục được mở rộng tạo điều kiện cho chúng ta đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đa phương hoá quan hệ quốc tế phát