Thành tựu của việc vận dụng quan điểm về mục tiêu, phương châm đối ngoại Hồ Chí Minh trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu,phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 104 - 111)

ngoại Hồ Chí Minh trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới

Mặc dù việc vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong hoạch định đường lối đối ngoại và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song chúng ta vẫn đạt được những thành tựu cơ bản, quan trọng. Với những bước đi tích cực, chủ động của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, hoạt động đối ngoại của Việt Nam, quan hệ đối ngoại của Việt Nam không ngừng được củng cố và phát

triển, vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao và có những thành tựu quan trọng.

Đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng nhằm đưa đất nước tham gia tiến trình hội nhập quốc tế đã được chứng minh là đúng đắn và kịp thời trước tình hình thực tế những năm cuối của thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Đảng ta đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải mở rộng, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng, hữu nghị với các nước trong khu vực, và trên thế giới. Việc nước ta tham gia vào các tổ chức lớn trong cộng đồng thế giới đã và đang đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng.

Hơn hai mươi năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Là một nước phát triển muộn, kinh tế còn kém phát triển, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những nước đi trước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là các nước phát triển trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, cả những kinh nghiệm thành công và thất bại trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh để đi tắt, đón đầu, tiếp thu những thành tựu tiên tiến trên thế giới, có thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian, tiến vào những lĩnh vực quan trọng có hiệu quả kinh tế cao để bắt kịp xu thế chung của khu vực và thế giới.

Thành tựu cơ bản của việc vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đối ngoại trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Đảng ta luôn xác định đúng mục tiêu đối ngoại, đưa ra những phương châm đối ngoại đúng đắn trong từng bước chuyển của cách mạng, đem lại những thành công lớn trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, góp phần quan trọng giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, đưa đất nước vượt qua thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Đối ngoại của Việt Nam đạt được những kết quả cụ thể sau:

- Từ chỗ bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, ta đã phá thế bị bao vây cô lập, Việt Nam đã chủ động, nỗ lực mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương,

đa dạng với các chủ thể quan hệ quốc tế. Tính đến thời điểm này, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 172 nước; quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nước ta hiện nay là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng và tổ chức chính trị trên thế giới ta có quan hệ với trên 200 chính đảng ở các mức độ khác nhau.

- Trong hai thập kỷ qua, thông qua đàm phán hoà bình, nước ta đã giải quyết được một số vấn đề do lịch sử để lại về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biển với các nước liên quan. Việt Nam tiếp tục cải thiện và coi trọng quan hệ với các nước láng giềng trong ASEAN và Trung Quốc. Ngoài việc tham gia tích cực vào các hoạt động của

ASEAN, làm tốt vai trò điều phối viên ASEM, tổ chức tốt SEA GAMES 22, Hội nghị cao cấp ASEM 5, Hội nghị APEC-14…, chúng ta đã chủ động đưa ra nhiều đề nghị nhằm thúc đẩy đoàn kết, hợp tác và phát triển của toàn khối, chủ động thúc đẩy các mặt hợp tác khác, kể cả hợp tác an ninh và quân sự với một số nước ASEAN như Thái Lan, Myanma,

Brunây, đẩy mạnh hợp tác lao động với Malaixia, Inđônêxia trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị toàn diện bước vào thế kỷ XXI và Hiệp định phân định thềm lục địa…Đặc biệt lần đầu tiên ta cùng Thái Lan họp nội các chung giữa hai nước. Hai bên đã ký nhiều hiệp định hợp tác về các mặt như giáo dục, y tế, kinh tế, khoa học… và văn kiện về khuôn khổ hợp tác giữa hai nước.

- Thực hiện phương châm đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, với đường lối đối ngoại đúng đắn, quan hệ giữa nước ta với các nước bạn bè truyền thống, cũng như với các nước khác đã được tăng cường rõ rệt. Hiện nay, Việt Nam có cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và ở đại đa số các nước SNG. ở hầu hết các nước này đều có cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống, đây cũng là thị trường truyền thống cho hàng hoá của ta có từ thời các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây. Trong những năm qua, Việt Nam và nhiều nước bạn bè truyền thống đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao nhằm tìm biện pháp tăng cường quan hệ cùng có lợi cho cả hai bên.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc có một vị trí đặc biệt. Lào và Campuchia vừa là láng giềng, vừa là bạn truyền

thống. Với Lào, quan hệ hợp tác đặc biệt tiếp tục được củng cố và phát triển đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, làm cho sự tin cậy giữa hai dân tộc ngày càng vững chắc. Với Campuchia, tuy có nhiều phức tạp hơn nhưng hai nước đã triển khai, thực hiện nhiều dự án hợp tác cùng có lợi, đặc biệt tỏ rõ thiện chí để giải quyết các vấn đề bất đồng như người Thượng vượt biên trái phép sang Campuchia, vấn đề người Khơme Crôm ở Nam Bộ, cũng như vấn đề kiều bào ta tại Campuchia..

Trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc thực hiện nguyên tắc “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” đang từng bước được thực hiện. Nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai bên, kể cả cấp cao nhất cũng được triển khai trên tinh thần tích cực và thiện chí. Hợp tác Việt Nam - Trung Quốc không chỉ dừng lại giữa hai nhà nước mà còn có quan hệ đặc biệt giữa hai đảng chính trị. Một số vấn đề quan hệ song phương vốn tồn tại phức tạp như biên giới, hải đảo cũng được quan tâm giải quyết bằng các Hiệp định biên giới trên đất liền và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ. Hợp tác toàn diện về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, học thuật lý luận…được coi là một trong những thành tựu trong quan hệ với Trung Quốc.

Các hiệp ước, hiệp định ký với Trung Quốc, Campuchia trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc biến đường biên giới chung Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, thịnh vượng chung.

- Quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn khác trong khu vực và trên thế giới cũng được tích cực đẩy mạnh. ở một vị thế nhạy cảm và quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị, chúng ta luôn ý thức rõ về vai trò tác động, ảnh hưởng của các nước lớn đến nền an ninh quốc gia và nỗ lực đẩy mạnh quan hệ đa phương, đôi bên cùng có lợi. Với Mỹ, sau khi ký Hiệp định thương mại, hai bên đã ký nhiều hiệp định khác như: Hiệp định hàng dệt may, Hiệp định hàng không trực tiếp, thành lập cơ chế uỷ ban hỗn hợp và phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, khiến quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Cùng với sự phát triển trong hợp tác kinh tế - thương mại, hai nước cũng đã trao đổi nhiều phái đoàn cao cấp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ chính trị, an ninh, quốc

“đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Hiện nay, Việt Nam có cơ sở dầu khí quan trọng trong khu vực không thể không kể đến quan hệ đối tác của Nga. Quan hệ với EU cũng được đánh giá là một trong những thành tựu quan trong trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam luôn khẳng định phương châm phát triển quan hệ đối tác toàn diện, ổn định lâu dài với EU trên cơ sở các nguyên tắc độc lập, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đối thoại thẳng thắn và hợp tác cùng có lợi.

- Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá. Chúng ta tích cực tham gia hình thành các khu vực mậu dịch tự do của ASEAN và Trung Quốc, xây dựng quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hàn Quốc, gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... Chúng ta tiếp tục chuyển hướng công tác ngoại giao phục vụ kinh tế và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định và vững mạnh, duy trì các mối liên hệ tình cảm với quê hương và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Chính trị xã hội ổn định, hoà bình được giữ vững, quốc phòng, an ninh của đất nước được tăng cường, uy tín và vị thế đất nước nâng cao trên trường quốc tế, khẳng định sự vận dụng đúng đắn quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta. Uy tín, vị thế đất nước và mối quan hệ bầu bạn của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, kể cả với Mỹ như ngày hôm nay được tạo dựng bởi những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của một dân tộc tiêu biểu cho lương tri nhân loại trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm, thống nhất đất nước; đồng thời được tạo dựng bởi những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, đáng tự hào của công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà công tác đối ngoại đã đóng vai trò rất quan trọng. Thực tiễn hoạt động đối ngoại của Đảng ta trong hơn hai mươi năm đổi mới đã khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển của Đảng ta là đúng đắn; Đảng ta đã luôn kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đó.

- Việt Nam đã tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả, các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; góp

phần tích cực vào sự hồi phục của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vào việc củng cố phong trào không liên kết, vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội.

- Tăng cường hội nhập với khu vực và quốc tế về kinh tế và nhiều lĩnh vực khác; tổ chức những hội nghị quan trọng như ASEM 5, Hội nghị APEC 14; gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế - WTO; tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế, các khu vực, các đảng cầm quyền. Ngày 28 tháng 7 năm 1995 nước ta trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và bắt đầu tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thời hạn hoàn thành của AFTA đối với nước ta là 01 tháng 01 năm 2006. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN là 11 tỷ USD và nhập khẩu là 7,766 tỷ USD. Theo cam kết, đến năm 2015 - 2020 ASEAN sẽ là một khối thị trường tự do hoàn toàn với mức thuế suất bằng 0%. Tháng 3 năm 1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác á - âu (asem) với tư cách là thành viên sáng lập. Việt Nam ra nhập Diễn dàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 năm 1998,. Ngày 13 tháng 7 năm 2001 Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 2001. Đây là Hiệp định mang tính tổng thể và bao quát nhất từ trước tới nay mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trong 5 năm qua tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên trên 10 lần. Đặc biệt, việc Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới năm 2006 là một thành tựu nổi bật trong công tác đối ngoại thời gian qua. Đó là những thuận lợi rất lớn cho phát triển kinh tế của đất nước.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau khi ra nhập WTO, việc mở rộng thị trường theo lộ trình đã cam kết đã tạo ra những cơ hội cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào nhiều thị trường hơn và cũng đặt ra những thách thức trực diện hơn về áp lực cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Việc nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức chủ yếu phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế trong nước, sự nhanh nhạy trong phản ứng với biến động của thị trường khu vực và thị trường quốc tế.

Thời gian gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2007, đã lan rộng làm suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, lạm phát xảy ra tại hầu khắp các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của nước ta tháng 1/2009 đạt 3,8 tỉ USD, giảm 16,8% so với tháng 12/2008, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 1/2009 ước tính 4,1 tỉ USD giảm 27,6% so với tháng trước đó và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do tốc đọ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 tr USD bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ năm trước.

- Tích cực giải quyết các vấn đề toàn cầu như: xoá đói, giảm nghèo, phòng chống các dịch bệnh (HIV/AISD, SARS, dịch cúm gia cầm, H1N1…), chống khủng bố, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; ủng hộ và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh, chạy đua vũ trang, áp đặt và can thiệp nội bộ, bảo vệ hoà bình, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước.

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu,phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 104 - 111)